Rời Coteccons, ông Nguyễn Bá Dương còn lại những gì?

(CL&CS) - Một trong những tiêu điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam năm nay là “nội chiến” ở Coteccons. Kết quả là Chủ tịch Hội đồng quản trị và cũng là nhà sáng lập Nguyễn Bá Dương đã rút lui. Vậy sau khi rời “đứa con đẻ”, ông Bá Dương còn lại những gì?

Rời Coteccons trong ồn ào

Ngày 5/10/2020, dư luận xôn xao khi Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons thông báo ông Nguyễn Bá Dương từ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT Coteccons. Thông tin này gây sốc vì ông Nguyễn Bá Dương được coi là linh hồn của ông lớn ngành xây dựng - người sáng lập và cũng trực tiếp điều hành Coteccons từ những ngày đầu thành lập. Trong hơn 16 năm lãnh đạo, ông đã cùng đội ngũ của mình đạt được nhiều dấu mốc quan trọng và nhiều thành tựu đáng nhớ.

Ông Nguyễn Bá Dương được coi là linh hồn của ông lớn ngành xây dựng

Ông Nguyễn Bá Dương được coi là linh hồn của ông lớn ngành xây dựng

Đây là thông tin gây sốc nhưng cũng không quá bất ngờ vì Coteccons đã trải qua cuộc “nội chiến” căng thẳng suốt thời gian dài. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát gây áp lực lên khối doanh nghiệp, Coteccons chịu nhiều áp lực hơn toàn thị trường khi mà cuộc chiến quyền lực Coteccons - Kusto đến hồi căng thẳng.

Kustocem Pte. Ltd. - cổ đông có trụ sở tại Singapore đang nắm giữ 17,55% cổ phần Coteccons - đã triệu tập đại hội cổ đông bất thường vào giữa tháng 7 để bầu hội đồng quản trị mới và chỉ định kiểm toán độc lập hoạt động của Coteccons từ 2017 đến nay để làm rõ vấn đề xung đột lợi ích, giao dịch với các bên liên quan.

Trước đó, The8th, cổ đông lớn thứ 3 ở Coteccons cho biết, The8th đã gửi thư tới HĐQT của Coteccons để yêu cầu đưa thêm vấn đề bãi nhiệm tư cách là thành viên Hội đồng quản trị ở Coteccons của ông Nguyễn Bá Dương và ông Nguyễn Sỹ Côn.

Lý do mà The8th đưa ra là: “Các vi phạm liên tục trong vấn đề quản trị doanh nghiệp của lãnh đạo Coteccons đã gây ra tổn thất đáng kể cho Coteccons và các cổ đông của công ty khi doanh thu và lợi nhuận tiềm năng bị chuyển vào các công ty khác do một số lãnh đạo Coteccons sở hữu và kiểm soát".

Xung đột lợi ích nội bộ tại Coteccons đã khiến cổ phiếu CTD “chìm sâu”, có thời điểm xuống 43.260 đồng/CP. Tuy nhiên, hiện tại, CTD đã phục hồi mạnh từ “đáy”.

Ông Nguyễn Bá Dương vẫn là tỷ phú

Cuộc chiến nội bộ tại Coteccons đã chấm dứt với kết quả ông Nguyễn Bá Dương là người ra đi. Ông rời khỏi công ty do chính tay mình xây dựng nên. Tuy nhiên, ông Bá Dương không mất tất cả. Với CTD, ông vẫn là một trong những tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Vào hồi tháng 7 năm nay, ông Bá Dương đăng ký mua vào hơn 1 triệu cổ phiếu CTD. Tuy nhiên, tới tháng 8, ông chỉ mua vào được 555.000 cổ phiếu, tương đương hơn nửa số lượng đăng ký mua. Nguyên nhân là do thị trường diễn biến không thuận lợi. Sau giao dịch này, ông Dương đã nắm giữ gần 4,5 triệu cổ phiếu CTD.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 6/10, CTD dừng ở mức 64.500 đồng/CP. Ở mức giá này, số lượng cổ phiếu thuộc sở hữu của ông Nguyễn Bá Dương đạt khoảng 288 tỷ đồng. Với khối tài sản này, ông Dương đứng ở vị trí 182 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Ông vẫn giàu hơn nhiều đại gia nổi tiếng khác như bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch HĐQT & Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (268 tỷ đồng), ông Nguyễn Văn Tô, Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hà Đô (273 tỷ đồng), ông Nguyễn Việt Thắng, Phó Tổng GĐ & Thành viên HĐQT CTCP Tập đoàn Hòa Phát (250 tỷ đồng),…

Không chỉ giàu vì cổ phiếu, ông Bá Dương còn kiếm bộn tiền từ cổ tức. Ngày 28/8 vừa qua là ngày giao dịch không hưởng quyền để Coteccons chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền tỷ lệ 30%. Thời gian thanh toán 16/9/2020. Như vậy, ông Dương đã nhận được khoảng 11,7 tỷ đồng tiền cổ tức.

Hà Phương

Bình luận

Nổi bật

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, tại Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng Quốc gia đã diễn ra Hội thảo “Tiềm năng phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam” do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phối hợp cùng Công ty TNHH Dịch vụ triển lãm SES Việt Nam tổ chức, Hội thảo đã tập trung vào hai dạng năng lượng chính: khí hóa than ngầm và năng lượng địa nhiệt.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:19

(CL&CS) - Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:04

(CL&CS) - Ra mắt vào năm 2023, chương trình hội viên WIN đã thu hút số lượng 8,5 triệu vào cuối quý 1/2024 và Masan dự kiến ​​sẽ đạt 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025.