Dữ liệu cũ
Thứ tư, 22/07/2015, 15:11 PM

Rào cản xuất khẩu tôm là do chưa đạt chuẩn

(NTD) - Các doanh nghiệp luôn than khó khăn khi hàng hóa xâm nhập thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản,...

Mỗi năm, Australia có nhu cầu nhập khẩu khoảng 200.000 tấn thủy sản, trị giá hơn 1 tỷ USD. Các loại thủy sản Việt Nam được thị trường Australia ưa chuộng nhất là tôm, cá chẽm, cá basa…. Năm 2014, xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Australia đạt trên 231 triệu USD, tăng khoảng 24% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, tôm là mặt hàng chiếm trên 60% tổng lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này và liên tục tăng trưởng mạnh trong thời gian qua. Hiện Việt Nam đứng thứ hai về xuất khẩu tôm sang Australia, chỉ sau Trung Quốc.

nuoi-tom-rung-ngap-man-tom-duoc-mua-voi-gia-cao-14

Nếu vượt qua được những tiêu chuẩn khắt khe thì tôm không lo ngại thị trường tiêu thụ

Trong mấy năm qua, Chính phủ Australia vì bảo vệ việc nuôi tôm trong nước đã dựng nên hàng rào kỹ thuật là kiểm tra virus đốm trắng (White spot) và đầu vàng (Yellow head) trong tôm tươi của Việt Nam xuất sang Australia, nếu kết quả dương tính sẽ không được nhập vào Australia. Một khó khăn nữa là các phòng lab của Australia kiểm tra virus theo phương pháp Real-time PCR, tức là kiểm AND của virus, khi đó thì virus cho dù đã chết, chỉ còn lại xác vẫn bị coi là dương tính và bị trả hàng về.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết nhu cầu nhập khẩu của các thị trường chính đều giảm, cộng thêm giá tôm giảm khiến xuất khẩu tôm Việt Nam trong quý I-2015 giảm mạnh.

Xuất khẩu sang Mỹ giảm 56%, sang Nhật Bản giảm 28%. Giá tôm trên thị trường Mỹ giảm mạnh. Cuối năm 2014, giá trung bình tôm nhập khẩu vào Mỹ đạt 12 USD/kg, những tháng đầu năm 2015 đã giảm xuống còn 10 USD/kg. Ngoài ra, đồng USD tăng giá mạnh so với các tiền tệ khác khiến Mỹ trở thành điểm đến của nhiều nhà xuất khẩu thủy sản khác. Đây cũng chính là cơ hội cho các nhà nhập khẩu Mỹ ép giá tôm Việt Nam.

Ồng Nguyễn Sơn  - phó văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế cho biết: “ Từ trước đến giờ người ta chỉ kiểm tra hàng hóa bằng đầu ra của sản phẩm, nhưng bây giờ đã khác nhiều. Ví dụ như nuôi tôm muốn xuất khẩu sang Nhật Bản thì họ sẽ sang tận Việt Nam để kiểm tra toàn bộ quy trình nuôi tôm : Nhập con giống, thức ăn, thuốc,...nghĩa là họ quản lý cả một quy trình chứ không đơn thuần là sản phẩm cuối. Chính vì vậy nguồn hàng của các doanh nghiệp khó có thể đáp ứng được các yêu cầu của họ, đó là lý do khiến các mặt hàng thủy sản - nhóm hàng chủ lực xuất khẩu của VN vào Nhật - không thể tăng trưởng kim ngạch dù thuế xuất khẩu giảm mạnh."

Ông Đỗ Văn Dũng, chủ tịch CLB Doanh nghiệp VN - Nhật Bản, dẫn trường hợp phía Nhật kiểm tra, phát hiện con tôm của VN có dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép nên đã áp tỉ lệ kiểm tra lên tới 30% tổng số lô tôm từ VN, có thời điểm 100% lô tôm bị kiểm tra và khẳng định rào cản đối với hàng thủy sản VN khi vào Nhật không phải do thuế suất, mà là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tin tức mới nhất về Kinh doanh độc giả đọc tại đây.

Cao Phong

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.