Ra mắt website chính thức của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021
(CL&CS) - Với tên miền diendankinhte.quochoi.vn. website chính thức của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và phát triển bền vững" đã ra mắt.
"Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và phát triển bền vững" diễn ra vào ngày 5/12 sẽ đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020, 2021 và các chính sách đã thực hiện để ứng phó đối với dịch COVID-19 và kết quả.
Theo thông tin mới cập nhật, tại Diễn đàn, sẽ có hơn 500 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đại diện các tổ chức quốc tế, các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước tham dự.
Diễn đàn sẽ tập trung thảo luận, đề xuất các giải pháp nhằm giúp Quốc hội có thêm căn cứ khoa học và thực tiễn, đồng hành cùng Chính phủ trong việc xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, thích ứng tốt hơn với trạng thái bình thường mới, không “lỡ nhịp” xu thế phục hồi, phát triển của thế giới.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết về website chính thức của Diễn đàn với tên miền diendankinhte.quochoi.vn sẽ góp phần tuyên truyền hiệu quả về ý nghĩa, mục đích, chương trình, nội dung của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2021 tới đông đảo cử tri, Nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.
Website được thiết kế hiện đại, với 2 ngôn ngữ Tiếng Việt và Tiếng Anh, là công cụ để Ban Tổ chức tổng hợp, cung cấp các thông tin chính thống về Diễn đàn Kinh tế Việt Nam không chỉ trong năm 2021 mà còn duy trì vận hành, cập nhật thông tin cho các kỳ tổ chức Diễn đàn tiếp theo.
Diễn đàn cũng sẽ phân tích tình hình, bối cảnh quốc tế, dự báo, đánh giá về diễn biến của dịch COVID-19 với biến thể, biến chủng mới, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trọng điểm và cơ chế thực hiện phù hợp với nguồn lực quốc gia.

Trang thông tin điện tử của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: diendankinhte.quochoi.vn đã ra mắt.
Và một nội dung trọng tâm của Diễn đàn là đưa ra những gợi ý quan trọng về xây dựng Chương trình tổng thể phục hồi kinh tế - xã hội với quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, phạm vi đủ rộng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn.
Đồng thời huy động và sử dụng tối đa, đồng bộ, hiệu quả nguồn lực; thực hiện linh hoạt, phù hợp, kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa, tận dụng tối đa những dư địa của nền kinh tế.
Thời gian vừa qua, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách kịp thời về phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19; Chính phủ và các Bộ, ngành đã chủ động, tích cực triển khai nhiều giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn đang chịu tác động mạnh mẽ và tiêu cực của dịch COVID-19, và phải đối mặt với không ít rủi ro, nguy cơ, thách thức về lạm phát, thiếu nguyên, vật liệu đầu vào, ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn, lao động việc làm, an sinh xã hội, an ninh, trật tự xã hội…
Tăng trưởng GDP Quý III năm 2021 giảm sâu chưa từng có (-6,17%), sản xuất của doanh nghiệp bị đình trệ, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, lao động, việc làm, đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng đến các cân đối vĩ mô và việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2021 và giai đoạn 5 năm 2021-2025.
Nghị quyết số 32/2021/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 đã xác định: Tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên cả nước, trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương và duy trì các động lực tăng trưởng trong dài hạn.
Kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế. Nghị quyết đặt ra chỉ tiêu Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6-6,5%.
Nghị quyết số 34/2021/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 đã xác định mức bội chi ngân sách nhà nước tương đương 4% tổng sản phẩm trong nước (GDP).
“Để thực hiện thành công các nghị quyết của Quốc hội, cấp thiết, khẩn trương phải có các chính sách hỗ trợ cả về kinh tế và xã hội trên cơ sở phù hợp với điều kiện, bối cảnh thực tiễn của đất nước để bảo vệ thành quả đã đạt được trong thời gian qua, tránh nguy cơ tụt hậu và gia tăng khoảng cách với các nước phát triển trên thế giới, đạt được các mục tiêu trước mắt cũng như trong dài hạn”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội- ông Nguyễn Minh Sơn phát biểu.
Xuất phát từ mong muốn và nhu cầu thực tiễn, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2021 được tổ chức với mục tiêu “phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội”.
Tri Nhân
Bình luận
Nổi bật
Chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển kinh tế bền vững
sự kiện🞄Thứ tư, 26/03/2025, 20:03
(CL&CS)- Chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển kinh tế bền vững là tích hợp hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý môi trường trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
Nghị quyết số 57-NQ/TW: Phú Thọ chú trọng nâng cao năng suất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
sự kiện🞄Thứ ba, 25/03/2025, 09:59
(CL&CS) - Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất, cho thấy khả năng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động nhờ vào tác động của đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động.
Doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng nhờ áp dụng các chương trình cải tiến
sự kiện🞄Thứ ba, 18/03/2025, 09:17
(CL&CS) - Doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Các chương trình cải tiến năng suất, chất lượng đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong quá trình xây dựng và phát triển của doanh nghiệp.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.