Thứ tư, 10/07/2024, 15:49 PM

Quỹ BHYT chi trả gần 1 triệu tỷ đồng cho hoạt động khám chữa bệnh, có nhiều loại thuốc chữa trị ung thư, thuốc đắt tiền trong danh mục

Quỹ BHYT đã thực sự trở thành nguồn tài chính quan trọng, góp phần chăm lo sức khỏe cho người dân.

Vào chiều ngày 8/7, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết rằng các cơ sở y tế khám chữa bệnh Bảo hiểm Y tế (BHYT) ngày càng được mở rộng. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ y tế cũng được triển khai có hiệu quả, chuyên sâu, đặc biệt là hệ thống y tế ngày càng được củng cố và từng bước hoàn thiện.

Quỹ Bảo hiểm y tế đã chi trả gần 1 triệu tỷ đồng cho khám chữa bệnh BHYT. Ảnh: Internet

Quỹ Bảo hiểm y tế đã chi trả gần 1 triệu tỷ đồng cho khám chữa bệnh BHYT. Ảnh: Internet

Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam có gần 13.000 cơ sở khám chữa bệnh BHYT, trong đó có gần 10.000 trạm y tế xã. Đáng chú ý, hệ thống khám chữa bệnh BHYT được tổ chức từ trung ương tới địa phương, bao gồm cả các cơ sở công lập và ngoài công lập. Điều này giúp cho người dân có thể thuận lợi trong việc tiếp cận cũng như sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh BHYT.

Đặc biệt, số lượt người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh cũng tăng qua từng năm. Trong 15 năm qua, cả nước có trên 2.120 triệu lượt người khám chữa bệnh BHYT. Ngoài ra, tỷ lệ người dân tham gia BHYT cũng không ngừng tăng lên, tiến gần đến mục tiêu BHYT toàn dân. Năm 2008, cả nước có 39,7 triệu người tham gia BHYT, với tỷ lệ bao phủ đạt 46,1% dân số. Đến năm 2015, tỷ lệ này đã tăng lên 74,87%. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ bao phủ đã đạt 93,35% dân số, tương ứng với 93,6 triệu người tham gia BHYT.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo đó, hệ thống y tế cơ sở, bao gồm các cơ sở tuyến huyện và tuyến xã, chiếm 95% tổng số cơ sở khám chữa bệnh BHYT. Trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2023, số lượt khám chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở chiếm gần 75% tổng lượt khám chữa bệnh BHYT. Về chi phí, khám chữa bệnh BHYT tại tuyến này chiếm khoảng 34% tổng chi phí khám chữa bệnh BHYT.

Đáng chú ý, trong 15 năm qua, quỹ BHYT cũng đã chi trả gần 1 triệu tỷ đồng cho hoạt động khám chữa bệnh BHYT. Trong đó, năm 2023, số tiền chi khám chữa bệnh BHYT từ quỹ BHYT khoảng 123.000 tỷ đồng, gấp 8 lần so với năm 2009.

Bên cạnh đó, mức chi trả BHYT và Danh mục thuốc, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật được quỹ BHYT chi trả cũng ngày càng được mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. 

Những loại thuốc đắt tiền, thuốc điều trị đích để chữa trị ung thư cũng được đưa vào danh mục chi trả của BHYT. Ngoài ra, những loại vật tư thay thế đắt tiền như khớp háng nhân tạo, stent động mạch… đã được quỹ BHYT chi trả hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đặc biệt, quy định về thông tuyến khám chữa bệnh BHYT cũng đã mang lại nhiều thuận lợi cho người tham gia BHYT. Từ năm 2016, người tham gia BHYT có thể đến bất kỳ bệnh viện tuyến huyện nào để khám chữa bệnh. Từ năm 2021, người bệnh cũng được điều trị nội trú tại bất kỳ bệnh viện tuyến tỉnh nào trên cả nước mà vẫn được hưởng quyền lợi như đúng tuyến.

Trong những năm qua, ngoài việc chi trả chi phí khám chữa bệnh thông thường, Quỹ BHYT còn hỗ trợ nhiều trường hợp người bệnh hiểm nghèo, bệnh hiếm với số tiền chi trả lên đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Đại Dương

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.