Quốc gia đông dân nhất thế giới có động thái mới trong cuộc đua nguyên liệu, gấp rút xin thăm dò khoáng sản biển sâu ở Thái Bình Dương
Khu vực được xin cấp phép khai thác được cho là có khối lượng lớn khoáng chất thiết yếu cho sản xuất xe điện và tấm pin mặt trời.
Theo thông tin từ Reuters vào ngày 22/7, Ấn Độ đang chuẩn bị nộp đơn xin cấp phép thăm dò khoáng sản biển sâu tại khu vực Thái Bình Dương. Đây là động thái nhằm đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghệ chuyển đổi năng lượng đang phát triển nhanh chóng của đất nước. Mục tiêu khai thác tập trung vào một đồng bằng rộng lớn nằm giữa Hawaii và Mexico, nơi được cho là có khối lượng lớn các nốt đa kim chứa các khoáng chất thiết yếu cho sản xuất xe điện và tấm pin mặt trời.
Tính đến thời điểm hiện tại, Cơ quan Đáy biển quốc tế (ISA) đã cấp 31 giấy phép thăm dò đáy biển cho các công ty trên toàn thế giới. Tuy nhiên, chưa có đơn vị nào được cấp phép khai thác thương mại. Hiện nay, Trung Quốc, Nga và một số quốc đảo Thái Bình Dương đã có được giấy phép thăm dò trong khu vực này. Theo quy định của ISA, mỗi giấy phép thăm dò có thời hạn 15 năm.
Ông M. Ravichandran, nhà khoa học hàng đầu tại Bộ Khoa học trái đất Ấn Độ, cho biết họ sẽ hợp tác chặt chẽ với ngành khai khoáng của Ấn Độ trong bối cảnh nước này sắp nộp đơn xin giấy phép thăm dò khoáng sản dưới đáy biển Thái Bình Dương.
Theo Reuters, các kế hoạch khai thác khoáng sản quan trọng của Ấn Độ ở Thái Bình Dương chưa từng được báo cáo trước đây.
Ông Ravichandran hy vọng Ấn Độ sẽ nhận được thêm 2 giấy phép thăm dò từ ISA trong năm nay cho khu vực Ấn Độ Dương. Theo ông Ravichandran, việc tìm kiếm khoáng sản dưới đáy biển "giống như cuộc đua xe".
Các chuyên gia cho biết, không giống như Trung Quốc, Ấn Độ thiếu chuyên môn về khai thác đáy biển và sẽ mất ít nhất 3 - 4 năm nữa mới có thể khai thác khoáng sản từ độ sâu của đại dương. "Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều công việc về công nghệ khai thác biển sâu, nhưng chưa hoàn thiện hết. Về mặt đó, chúng tôi vẫn chưa sẵn sàng", cựu Giám đốc Bộ Khoa học trái đất Ấn Độ M. Rajeevan cho biết.
Tuy nhiên, khoảng 27 quốc gia đã kêu gọi tạm dừng hoặc đình chỉ mọi hoạt động liên quan đến khai thác đại dương vì lo ngại tác động của nó đến hệ sinh thái biển.
Thùy Dung
Bình luận
Nổi bật
Các tổ chức quốc tế lạc quan vào triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 09/01/2025, 19:52
(CL&CS) - Năm 2025, dù kinh tế thế giới vẫn còn nhiều biến động nhưng với những kết quả đã đạt được trong năm 2024, cùng thành công trong công tác đối ngoại, các tổ chức quốc tế đánh giá kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục vững vàng tăng trưởng với GDP từ 6,5% trở lên.
Quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025, tạo nền tảng vững chắc đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
sự kiện🞄Thứ năm, 09/01/2025, 13:34
(CL&CS) - Ngày 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức, kết nối trực trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Phó Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng với chất lượng cao, bền vững nhất
sự kiện🞄Thứ tư, 08/01/2025, 14:20
(CL&CS)- Chiều 7/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã tới dự và phát biểu tại Diễn đàn kịch bản kinh tế Việt Nam lần thứ 17, Phiên toàn thể mùa Xuân 2025.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.