Văn hóa và Đời sống
Thứ năm, 04/01/2024, 09:35 AM

Quốc đảo một thời nghèo, giờ giàu ‘khủng’, tài trợ rất nhiều vốn ODA cho Việt Nam

Đây là một quốc gia có nền kinh tế hàng đầu trên thế giới và châu Á.

Đất nước Nhật Bản nằm ở Đông Bắc Á, là một quần đảo hình cánh cung với tổng diện tích 378.000km2 và đường bờ biển dài 37.000km. Địa hình tự nhiên của quốc gia này chủ yếu là đồi núi chiếm khoảng 73% diện tích. Ngọn núi cao nhất tại Nhật cũng chính là biểu tượng của quốc gia này là Phú Sĩ với độ cao gần 3.800m.

Ngọn núi cao nhất tại Nhật cũng chính là biểu tượng của quốc gia này là Phú Sĩ

Ngọn núi cao nhất tại Nhật cũng chính là biểu tượng của quốc gia này là Phú Sĩ

Nước Nhật gồm có 4 hòn đảo chính: Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu. Bên cạnh các hòn đảo chính thì có rất nhiều các nhóm đảo xung quanh khác. Do địa hình tự nhiên của Nhật ít bằng phẳng nên khó để canh tác, phát triển các đô thị.

Nhật Bản còn có mạng lưới đường sắt chạy trên toàn quốc, nổi tiếng thế giới vì giờ chạy rất chính xác. Ở các thành phố lớn như Tokyo, Osaka, Nagoya, Kyoto, Fukuoka, Sapporo còn có hệ thống tàu điện ngầm, góp phần to lớn tháo gỡ ùn tắc giao thông.

Kỳ tích kinh tế

Nhật Bản từ lâu đã trở thành ví dụ cho “kỳ tích kinh tế” khi từ quốc gia nghèo khó, bị tàn phá bởi chiến tranh vươn lên mạnh mẽ, nhanh chóng đạt tới ngưỡng của quốc gia phát triển, có thu nhập cao.

Nhật Bản từ lâu đã trở thành ví dụ cho “kỳ tích kinh tế”

Nhật Bản từ lâu đã trở thành ví dụ cho “kỳ tích kinh tế”

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật là nước bại trận, đất nước bị chiến tranh tàn phá, kinh tế khó khăn, mất hết thuộc địa, nghèo tài nguyên, thất nghiệp, thiếu nguyên liệu, lương thực và lạm phát. Sản xuất công nghiệp năm 1946 chỉ bằng 1/4 so với trước chiến tranh. Nhật phải dựa vào "viện trợ" kinh tế của Mỹ dưới hình thức vay nợ để phục hồi kinh tế. Khi đó, Nhật Bản là một nước nghèo với tổng thu nhập quốc dân (GNP)/đầu người chỉ vào khoảng 270 USD.

Trước tình hình đó, nước Nhật đã tiến hành cải cách ruộng đất, ban hành Hiến Pháp (1946), xóa bỏ triệt để tàn tích phong kiến. Nhật Bản còn áp dụng xử tội phạm chiến tranh, phản động. Điều đó góp phần phá vỡ hủ tục, cơ sở kinh tế, chính trị chủ nghĩa phong kiến quân phiệt. Chỉ có như vậy Nhật Bản mới có thể phát triển mạnh mẽ mọi mặt.

Văn hóa cũng có nhiều sự thay đổi tích cực. Tuy nhiên, một số văn hóa vẫn được duy trì đến tận bây giờ. Nhật Bản tiếp tục học hỏi văn hóa phương Tây trong thời kỳ hậu chiến. Ngoài ra, âm nhạc cũng như phim ảnh Mỹ trở nên phổ biến được xem như động lực thúc đẩy nhiều thế hệ nghệ sĩ Nhật Bản. Điều này biến văn hóa nước Nhật trở nên đa dạng và sinh động hơn nhiều.

Trong thời kỳ này Nhật Bản bắt đầu nổi lên như nhà xuất khẩu văn hóa. Một loạt truyện tranh, phim hoạt hình phổ biến hơn. Các tác giả nổi tiếng Yukio Mishima, Yasunari Kawabata trở thành nhân vật văn học nổi tiếng tại Mỹ và châu Âu. Đặc biệt, một số văn hóa phổ biến tại Nhật như trà đạo, lịch sự lễ phép khi giao tiếp, tập tục tặng quà tết, trung thu… Mỗi một đóng góp tạo cho Nhật nền văn hóa riêng, phong phú, đa dạng nhưng vẫn giữ nét truyền thống.

Chỉ trong hơn 20 năm từ 1951 đến 1973, kinh tế Nhật có sự phát triển chóng mặt, không chỉ vực dậy được rất nhanh mà còn lớn mạnh hơn rất nhiều lần, trở thành đối thủ kinh tế bất cứ quốc gia nào cũng phải dè chừng. Chính nhờ sự vực dậy thần kỳ này mà bản đồ Nhật Bản được hiển thị rõ rệt hơn trên thế giới.

Từ 1952 đến 1973, nước này ghi nhận tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc dân thực tế cao nhất trong các nước tư bản. Đến năm 1973, giá trị tổng sản phẩm trong nước của Nhật tăng hơn 20 lần so với năm 1950, vượt qua cả Pháp và Đức - những cường quốc lúc bấy giờ.

Năm 1968, Nhật Bản vượt qua Tây Đức về Tổng sản phẩm quốc gia (GNP) - chỉ số chính vào thời điểm đó và trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ. Nhật Bản giữ vị trí này cho đến khi bị Trung Quốc vượt qua vào năm 2010, tụt xuống vị trí thứ 3.

Quốc gia viện trợ ODA hàng đầu của Việt Nam

Trong suốt nửa thế kỷ từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đã mang lại nhiều thành quả tích cực và đáng ghi nhận, trong đó phải kể đến những dự án hợp tác phát triển mà Nhật Bản dành cho Việt Nam. Đến nay, Nhật Bản không chỉ là quốc gia viện trợ ODA hàng đầu của Việt Nam mà còn hỗ trợ nhiều công nghệ, kỹ thuật quý báu, trong nhiều lĩnh vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội bền vững cho Việt Nam.

Nhật Bản là quốc gia viện trợ ODA hàng đầu của Việt Nam

Nhật Bản là quốc gia viện trợ ODA hàng đầu của Việt Nam

Kể từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, Nhật Bản và Việt Nam đã và đang hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, việc Nhật Bản nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam vào năm 1992 đã tạo ra chuyển biến lớn cho các hoạt động hỗ trợ của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Trước đó, Nhật Bản đã xây dựng Nhà máy thủy điện Đa Nhim (Lâm Đồng), hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho Trường Đại học Cần Thơ và Bệnh viện Chợ Rẫy…

Sau đó, kể từ năm 1992, Nhật Bản thường xuyên cung cấp hỗ trợ thông qua các dự án hợp tác vốn vay ODA, dự án viện trợ không hoàn lại và dự án hợp tác kỹ thuật, với tổng số vốn ODA lũy kế lên đến hơn 3 nghìn tỷ yên (tương đương khoảng 600 nghìn tỷ đồng) tính đến năm 2023, đưa Nhật Bản trở thành nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam trong số các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).  Hiện nay, JICA đang thực hiện tại Việt Nam hơn 100 dự án trên nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, giao thông, năng lượng, nông nghiệp...

Những hợp tác nổi bật kể từ khi Nhật Bản nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam góp phần củng cố nền tảng phát triển kinh tế của Việt Nam phải kể đến các dự án lớn như: phát triển các tuyến đường cao tốc như Quốc lộ 1, đường cao tốc Bắc Nam, xây dựng các công trình cảng như cảng Lạch Huyện, cảng hàng không quốc tế Nội Bài, xây dựng các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời… Trong lĩnh vực y tế, bên cạnh việc nâng cao chất lượng các bệnh viện nòng cốt như Bệnh viện Bạch Mai, JICA cũng hợp tác hỗ trợ Việt Nam sản xuất 100% vaccine sởi, rubella phục vụ Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Trong lĩnh vực giáo dục, JICA đã và đang hợp tác với Đại học Cần Thơ hơn 50 năm qua và trong những năm gần đây, JICA tiếp tục góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam thông qua dự án hợp tác với Đại học Việt Nhật (VJU) và các khóa đào tạo tại Nhật Bản. Ngoài ra, JICA cũng đang triển khai các hỗ trợ đối với Việt Nam trong một số lĩnh vực mới như cải thiện khuôn khổ pháp lý, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong tương lai, JICA sẽ tiếp tục đóng góp cho sự phát triển bền vững của Việt Nam thông qua hợp tác cả phần cứng và phần mềm, góp phần thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ngày càng phát triển.

Nhật Linh

Bình luận

Nổi bật

UNESCO chính thức công nhận thêm một di sản của Việt Nam, một địa phương thăng hạng lên 'điểm đến 8 di sản'

UNESCO chính thức công nhận thêm một di sản của Việt Nam, một địa phương thăng hạng lên 'điểm đến 8 di sản'

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 16:42

Điều này đã gia tăng thương hiệu di sản Huế, trở thành một điểm đến 8 di sản.

Nhiều nét mới tại Lễ hội sông nước TP.HCM lần 2

Nhiều nét mới tại Lễ hội sông nước TP.HCM lần 2

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 09:23

(CL&CS) - Lễ hội sông nước Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lần 2, năm 2024 diễn ra từ ngày 31/5 đến 9/6, lễ hội được định hướng trở thành một sự kiện thương hiệu, góp phần định vị TP.HCM, một đô thị sông nước giàu bản sắc văn hoá.

Khám phá hang động 60 triệu năm tuổi phát ra âm thanh bí ẩn trên hòn đảo không người ở

Khám phá hang động 60 triệu năm tuổi phát ra âm thanh bí ẩn trên hòn đảo không người ở

sự kiện🞄Thứ tư, 08/05/2024, 23:30

Những cột đá trong hang động này đã xếp chồng lên nhau khoảng 60 triệu năm trước khi mà Đại Tây Dương vẫn đang được hình thành.