Thứ tư, 14/08/2024, 13:49 PM

Quảng Ninh: Nâng cao chất lượng nông sản hướng đến thị trường xuất khẩu

(CL&CS)- Để đưa các sản phẩm nông sản hướng đến thị trường xuất khẩu, các cấp, ngành chức năng của tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực hỗ trợ, giúp các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh kết nối thị trường xuất khẩu.

Quảng Ninh có nhiều lợi thế phát triển nông, lâm, thủy sản

Quảng Ninh có vùng sản xuất nông sản khá dồi dào, với các vùng trồng cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản phong phú. Tỉnh đã quy hoạch 17 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Đến nay toàn tỉnh có 91 cơ sở trồng trọt được chứng nhận VietGAP, tổng diện tích 1.095ha; 4 cơ sở chứng nhận nông nghiệp hữu cơ (quế, lúa), tổng diện tích 419ha; 9 cơ sở đóng gói và 51 vùng trồng được cấp mã số; duy trì 16 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn với 59 loại nông sản an toàn được xác nhận. Với những lợi thế đó, các nông sản của Quảng Ninh hoàn toàn có tiềm năng để “xuất ngoại” sang Trung Quốc và có thể hướng tới các nước phương Tây. 

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết: 2 nước có vị trí địa lý tiếp giáp nhau, thuận lợi trong trao đổi, vận chuyển hàng hóa với chi phí vận tải khá rẻ. Đặc biệt, thị hiếu tiêu dùng của người dân Trung Quốc khá tương đồng với Việt Nam, trong khi cơ cấu sản phẩm nông, lâm, thủy sản giữa 2 nước lại có tính bổ trợ cho nhau. Do đó nhu cầu, sức mua của người dân Trung Quốc đối với các mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam rất lớn. Chúng ta có thể giao lưu hàng hóa thuận tiện. Tuy nhiên để đáp ứng các các tiêu chuẩn hàng hóa khi xuất khẩu Quảng Ninh nói riêng, Việt Nam nói chung, cần đảm bảo hết sức về tính nghiêm ngặt trong tiêu chí xuất khẩu với hàng nông, lâm, thủy sản. Đây là điều kiện tiên quyết để các sản phẩm có thể xuất khẩu vào các thị trường lớn.

Hiện một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng các công nghệ cao trong sản xuất trồng trọt, như: Công ty CP Đầu tư xây dựng và thương mại 188, Công ty CP Đầu tư và xuất nhập khẩu Song Hành, Công ty CP Công nghệ Sơn Linh...

Empty

Quảng Ninh có lợi thế, tiềm năng để phát triển nuôi biển, hướng tới xuất khẩu

Đối với năng lực cấp đông nông sản của các đơn vị trên địa bàn tỉnh ước đạt trên 380 tấn/ngày; năng lực bảo quản đông lạnh đạt khoảng 12.000 tấn. Có 3 cơ sở đóng gói hoa quả tươi; 9 công ty xuất khẩu thủy sản đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, đưa nông sản hướng đến thị trường xuất khẩu

Từ năm 2020 đến nay, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã hỗ trợ kết nối giới thiệu sản phẩm của hàng chục doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến các tham tán Việt Nam tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc...

Cùng với đó, Sở NNPTNT tỉnh Quảng Ninh cũng đã luôn đồng hành, ưu tiên nguồn lực và tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhất là các chính sách hỗ trợ về máy móc, thiết bị trong sản xuất, sơ chế, chế biến sản phẩm và chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp.

Qua đó, thúc đẩy việc chế biến sạch, chế biến sâu, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho sản phẩm nông sản của Quảng Ninh. Định hướng lâu dài, Quảng Ninh khuyến khích các doanh nghiệp, HTX chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở nhà xưởng, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn xuất khẩu, để được cấp phép bổ sung doanh nghiệp xuất khẩu vào các thị trường lớn như Trung Quốc, châu Âu...

Empty

Huyện Đầm Hà hiện đã phát triển được 3ha chanh leo tím, cho hiệu quả kinh tế cao, bước đầu đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn xuất khẩu

Để đưa các nông sản của tỉnh vươn xa hơn, tiến đến xuất khẩu, đặc biệt là thị trường phương Tây, các ngành chức năng của tỉnh đang nỗ lực kết nối, tháo gỡ khó khăn, giúp các doanh nghiệp đổi mới, hoàn thiện sản phẩm và kết nối thị trường xuất khẩu. Các địa phương đang tích cực phát triển các loại cây chủ lực, cây có giá trị kinh tế cao, liên kết sản xuất để tạo ra các sản phẩm có giá trị, bước đầu đáp ứng những tiêu chuẩn để xuất khẩu. Điển hình, huyện Đầm Hà đang phát triển trồng cây chanh leo theo Đề án phát triển vùng cây ăn quả tập trung đến năm 2030; hiện đã phát triển được 3ha, cho hiệu quả kinh tế cao, bước đầu đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn xuất khẩu. Malaysia…

Anh Đặng Văn Giang, Giám đốc HTX Nông nghiệp tổng hợp Trường Giang (thôn Trại Dinh, xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà), chia sẻ: Cuối tháng 11/2023 qua tìm hiểu và được sự hỗ trợ của huyện về nguồn kinh phí đào tạo, tập huấn, 70% kinh phí giống, phân bón, vật tư với tổng số tiền 323 triệu đồng cho mô hình, HTX đã chuyển từ trồng rau màu sang trồng cây chanh leo. Toàn bộ 3ha trồng chanh leo được thực hiện quy trình trồng cây hữu cơ. Quá trình chọn giống, trồng, chăm sóc, đến thu hoạch, bảo quản chanh leo được cán bộ xã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện và đơn vị thu mua là Công ty CP Sài Gòn - Gia Lai hướng dẫn, tập huấn chi tiết. Đến nay đã thu hoạch vụ đầu tiên với hơn 1 tấn quả. Vườn chanh leo được đánh giá đạt tiêu chuẩn toàn cầu GlobalGAP, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.

Các giải pháp để nông sản hướng đến thị trường xuất khẩu

Để tiếp tục nâng cao chất lượng nông sản, hướng tới mục tiêu xuất khẩu, trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp và PTNT tiếp tục khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ, thúc đẩy liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn. Xây dựng các mô hình sản xuất hàng hóa theo chuỗi liên kết ngành hàng mà tỉnh có lợi thế như lúa chất lượng cao, chanh leo, chế biến thủy sản. Đồng thời chú trọng khai thác tiềm năng, lợi thế các vùng, miền, tập trung đẩy mạnh phát triển bộ sản phẩm chủ lực của địa phương, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông sản trên một đơn vị diện tích. Bên cạnh đó chú trọng ưu tiên nguồn lực và tăng cường hỗ trợ các HTX tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nước, nhất là các chính sách hỗ trợ về máy móc, thiết bị trong sản xuất, sơ chế, chế biến sản phẩm và chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho HTX nông nghiệp. Qua đó nhằm thúc đẩy các HTX tham gia vào chế biến, chế biến sâu, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Về lâu dài, ngành chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở nhà xưởng, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn chung để được cấp phép bổ sung doanh nghiệp xuất khẩu vào các thị trường lớn như Trung Quốc, Châu Âu...

Cùng với nỗ lực của ngành nông nghiệp, tỉnh cần quy hoạch các vùng chuyên canh tập trung sản xuất các loại nông sản đặc sản như lúa hữu cơ, cây ăn quả VietGAP, rau VietGAP, rau hữu cơ, chanh leo hữu cơ… Đồng thời có chính sách để mời gọi, liên kết các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đến hợp tác đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao. Đẩy mạnh công tác truyền thông, xây dựng thương hiệu các sản phẩm chủ lực, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường; chú trọng công tác truy xuất nguồn gốc, cấp mã số vùng trồng, thương mại điện tử... để các sản phẩm nông sản được tiếp cận và quảng bá rộng rãi hơn ở thị trường trong nước và quốc tế.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:14

(CL&CS)- Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang vừa có công văn hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.

Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến, giảm tác động tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính

Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến, giảm tác động tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:12

(CL&CS) - Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 giúp vận hành cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” của nhiều cơ quan, đơn vị hiệu quả hơn, giúp thấy rõ các vấn đề thuộc hoạt động nội bộ cơ quan khi giải quyết công việc.

Tiêu chuẩn GMP: Đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất

Tiêu chuẩn GMP: Đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11

(CL&CS) - Tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice) là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt được áp dụng trong ngành dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm tiêu dùng khác để đảm bảo chất lượng sản phẩm từ quá trình sản xuất đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Mục tiêu chính của GMP là đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất và kiểm tra trong một môi trường kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, đáp ứng các yêu cầu về độ an toàn, hiệu quả và chất lượng.