Quản lý Nhà nước sản phẩm Halal và tổ chức chứng nhận Halal
(CL&CS)- Ngày 8/7, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia tổ chức hội thảo “Quản lý Nhà nước sản phẩm Halal và tổ chức chứng nhận Halal”.
Tham dự hội thảo có TS. Hà Minh Hiệp, Quyền Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia, đại diện các đơn vị thuộc Ủy ban và các Hội, trong đó Hội Khoa học và Kỹ thuật về Tiêu chuẩn và Chất lượng Việt Nam tham gia theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
TS. Hà Minh Hiệp, Quyền Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia
Phát biểu tại hội thảo, TS. Hà Minh Hiệp, Quyền Chủ tịch Ủy ban cho biết, thị trường thực phẩm Halal toàn cầu là một trong những thị trường có tiềm năng lớn cũng như triển vọng tăng trưởng ngày càng cao. Đây là cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất nông sản, thực phẩm thâm nhập thị trường.
Chia sẻ thông tin liên quan đến công tác quản lý nhà nước về Halal, bà Nguyễn Thị Mai Hương, Vụ trưởng Vụ Đánh giá Hợp chuẩn hợp quy, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Khoa học và Kỹ thuật về Tiêu chuẩn và Chất lượng Việt Nam cho biết, chứng nhận Halal là quá trình xem xét đánh giá độc lập, khách quan của tổ chức được cấp phép để xác nhận rằng những sản phẩm/dịch vụ cụ thể được đánh giá không sử dụng các thành phần Haram (chất cấm theo quy định của luật Hồi giáo) và điều kiện sản xuất/cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu của Kinh Qur’an và luật Shari’ah và tiêu chuẩn Halal.
Tổ chức chứng nhận sản phẩm Halal ở Việt Nam phải đăng ký theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP, và hiện mới có 01 tổ chức chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm Halal.
Bà Nguyễn Thị Mai Hương, Vụ trưởng Vụ Đánh giá Hợp chuẩn hợp quy, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Khoa học và Kỹ thuật về Tiêu chuẩn và Chất lượng Việt Nam
Cũng theo bà Hương, tiềm năng về Halal là rất lớn. Theo báo cáo ước tính rằng người Hồi giáo đã chi 2,02 đô la nghìn tỷ trong năm 2019 trên thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, các lĩnh vực thời trang, du lịch và truyền thông/giải trí, tất cả đều bị ảnh hưởng bởi nhu cầu tiêu dùng đạo đức lấy cảm hứng từ đức tin Hồi giáo. Mức chi tiêu này phản ánh mức tăng trưởng 3,2% so với cùng kỳ năm 2018. Ngoài ra, tài sản tài chính Hồi giáo ước tính đã đạt 2,88 nghìn tỷ USD vào năm 2019. Đại dịch được dự báo sẽ khiến chi tiêu của người Hồi giáo toàn cầu giảm 8% vào năm 2020 cho các lĩnh vực kinh tế Hồi giáo được đề cập trong báo cáo này. Tất cả các lĩnh vực này, ngoại trừ du lịch, dự kiến sẽ trở lại mức chi tiêu trước đại dịch vào cuối năm 2021. Chi tiêu của người Hồi giáo được dự báo sẽ đạt 2,4 nghìn tỷ đô la vào năm 2024 với Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm cộng dồn (CAGR) 5 năm là 3,1%. Ở trong nước hiện có 36.000 tín đồ Hồi giáo Islam ở 14 tỉnh, thành phố, năm 2023, kim ngạch trao đổi thương mại các thành viên Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) đạt 45,7 tỷ USD.
Bà Hương cũng đưa ra 05 chính sách đề xuất quản lý sản phẩm dịch vụ Halal: Quy định về tiêu chuẩn được áp dụng đối với sản phẩm dịch vụ Halal; Quy định về yêu cầu đối với sản phẩm dịch vụ Halal; Quy định về hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm dịch vụ Halal và chấp nhận/thừa nhận kết quả chứng nhận của các tổ chức chứng nhận nước ngoài; Quy định về kiểm tra việc tuân thủ yêu cầu của SPDV Halal; Quy định về hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm Halal.
Cũng trong khuôn khổ hội thảo, ông Trần Tuấn Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Chứng nhận phù hợp (QUACERT) đã chia sẻ về nội dung chứng nhận để thúc đẩy ngành Halal Việt Nam. Theo đó, doanh nghiệp được chứng nhận xấp xỉ 1.000; 10 tỉnh thành có doanh nghiệp được chứng nhận; Các lĩnh vực chính của ngành Halal là hải sản, trà, sản phẩm đường, mỳ, bánh đa (bánh tráng), hoa quả (tươi/sấy).
Tuy nhiên hiện nay, các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn: thông tin thị trường, khác biệt văn hóa, phương thức thanh toán và quan trọng nhất là chưa nắm rõ các yêu cầu về Chứng nhận Halal. Chứng nhận Halal được xem như "Giấy thông hành" vào thị trường này, mà khi không có chứng chỉ này, thì dù có tham gia các Hội chợ xúc tiến thương mại hay bán hàng trực tiếp, Nhà nhập khẩu cũng không thể bán hàng của bạn vào siêu thị hay điểm bán lẻ, hoặc nhập nguyên liệu thô của Việt nam, dù rằng giá cả của chúng ta là rất cạnh tranh trên trường quốc tế, chúng ta đang bỏ lỡ 1.9 tỷ người tiêu dùng, riêng thị trường Đông Nam Á là 230 triệu người dùng, không thể tiếp cận được sản phẩm của Việt Nam.
Định hướng phát triển ngành Halal trong thời gian tới, ông Tuấn Anh cho biết cần hoàn thiện các quy định quản lý ngành Halal, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn Halal, xúc tiến thương mại sản phẩm Halal; Hợp tác quốc tế: trước mắt được công nhận bởi UAE, Ả rập Xê út, Malaysia; Chứng nhận, thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ… của Việt Nam để đáp ứng yêu cầu của thị trường Halal các nước và toàn cầu.
Trung Kiên
Bình luận
Nổi bật
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 11:02
(CL&CS) - Chuyến thăm là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị giữa hai nước ở mức độ cao, thể hiện chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ với các nước láng giềng, khu vực, trong đó có Malaysia.
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:38
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Công điện số 118/CĐ-TTg ngày 19/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh.
Nâng cao vị thế của nhà giáo trong bối cảnh mới
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:13
(CL&CS) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khi trả lời phỏng vấn của phóng viên đã nhấn mạnh, Luật Nhà giáo sẽ giải quyết được những vấn đề về căn cứ pháp lý cho đổi mới về quản lý nhà giáo, những thể hiện về mặt chuyên môn và cả chế độ chính sách cho nhà giáo. Điều này sẽ góp phần quan trọng để khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo trong xã hội.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.