PVcomBank “lãi giả lỗ thật”?

(NTD) - Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) có thể bị âm lợi nhuận lên tới hơn 500 tỷ đồng thay vì lãi 50 tỷ đồng trước thuế trong năm 2015 nếu trích lập dự phòng đầy đủ.

Giấu lỗ hơn 500 tỷ đồng?

Công ty Kiểm toán Deloitte Việt Nam lưu ý nhiều khoản chưa được ghi nhận hoặc trích lập dự phòng đúng của PVcomBank khiến ngân hàng có thể bị giảm lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng.

Ngày 31/12/2015, PVcomBank đang ghi nhận dư nợ của CTCP Hàng hải Đông Đô là 166 tỷ đồng liên quan đến khoản cho vay có tài sản đảm bảo là tàu Đông Mai và khoản cho vay tại Vinashin với tổng dư nợ nội bảng gần 191 tỷ đồng để tài trợ cho dự án kho nổi FSO-5.

“Theo phản hồi thư xác nhận cho các khoản vay này, các số dư nói trên là không chính xác. PVcomBank và các đơn vị nói trên đang tiếp tục trao đổi để xác định và thống nhất số dự nợ gốc và lãi phải trả hoặc được cấn trừ bằng tài sản siết nợ” - kiểm toán viên Công ty Kiểm toán Deloitte cho biết.

Cũng tại thời điểm cuối năm 2015, PVcomBank còn có khoản lãi phải thu quá hạn vượt 301 tỷ đồng liên quan đến nghĩa vụ nợ của một nhóm khách hàng. Đây là khoản lãi phải thu còn lại sau khi nhóm khách hàng này thực hiện hoàn trả dư nợ gốc và lãi cho PVcomBank theo phương án xử lý nợ đã được thống nhất và cần ghi nhận vào chi phí trong năm theo quy định. Nếu khoản lãi này được hạch toán vào báo cáo tài chính, ngân hàng sẽ bị giảm lợi nhuận tương ứng 301 tỷ đồng.

Ngoài ra, PVcomBank cũng ghi nhận một khoản thu nhập từ thanh lý góp vốn đầu tư dài hạn gần 130 tỷ đồng, khi thực hiện ủy thác chứng khoán niêm yết trong khoản mục đầu tư dài hạn cho một công ty khác và đánh giá lại giá trị của chứng khoán này theo thị trường. Việc hạch toán thu nhập như trên là chưa thỏa mãn các điều kiện ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán của Việt Nam. Bởi PVcomBank vẫn chưa hoàn thành chuyển quyền sở hữu cho đối tác. Nếu ngân hàng hạch toán giao dịch này theo đúng quy định thì lợi nhuận sẽ giảm tiếp số tiền tương ứng gần 130 tỷ đồng.

Ngày 31/12/2015, PVcomBank có khoản đầu tư trái phiếu do các tổ chức kinh tế chưa niêm yết phát hành với giá trị là 11.652 tỷ đồng. Ngân hàng công bố trích lập dự phòng rủi ro cho khoản đầu tư này là 14,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, số tiền trích lập dự phòng đối với các khoản đầu tư này là chưa đầy đủ theo Thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). “Nếu PVcomBank trích lập đầy đủ dự phòng rủi theo quy định thì năm 2015 lợi nhuận PVcomBank sẽ bị giảm tương ứng với số tiền là 64,3 tỷ đồng” - Deloitte nêu ý kiến.

Ngoài ra, năm 2015, PVcomBank đã ghi nhận một khoản thu nhập từ nợ đã xử lý rủi ro là 29,8 tỷ đồng liên quan đến việc xử lý tài sản xiết nợ của khách hàng có khoản nợ đã được bán cho Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Theo quy định, PVcomBank phải ghi nhận số tiền thu hồi này là một khoản phải trả VAMC và sẽ quyết toán khi trái phiếu VAMC đến hạn thay vì ghi vào thu nhập trong năm. Nếu PVcomBank hạch toán giao dịch này theo đúng quy định thì lợi nhuận trước thuế hợp nhất của PVcomBanksẽ bị giảm đi số tiền là 29,8 tỷ đồng.

Như vậy, nếu các điểm loại trừ của kiểm toán được ngân hàng thực hiện thì lợi nhuận năm 2015 có thể giảm hơn 500 tỷ đồng so với con số đã công bố là lãi 50 tỷ.

Ngoài ra, kiểm toán cũng nhấn mạnh việc PVcomBank đã áp dụng một số chính sách kế toán riêng để thực hiện việc xử lý tài chính liên quan đến việc trích lập dự phòng, thoái lãi dự thu, xử lý một số khoản đầu tư, sử dụng các quỹ từ lợi nhuận sau thuế để xử lý tổn thất tài chính. Các chính sách kế toán riêng này được xây dựng trên cơ sở kết quả làm việc giữa PVcomBank và NHNN cũng như các nội dung trong Đề án tái cơ cấu đã được Thủ tướng phê duyệt.

pvcombank_IZQW
PVcomBank thông báo lãi nhưng kết quả kiểm toán lại khác.

Ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu

Cuối tháng 6 vừa qua, PVcomBank đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên, trong báo cáo trình đại hội có cho biết kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất năm 2015, tổng tài sản hợp nhất của ngân hàng đạt hơn 98.605 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 10.082 tỷ đồng, tiền gửi của khách hàng đạt 64.720 tỷ đồng, cho vay khách hàng đạt 40.170 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 72 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ là 5,6%.

Tại đại hội, Chủ tịch Hội đồng quản trị PVcomBank Nguyễn Đình Lâm cho biết, ngân hàng đang trong giai đoạn đầu hợp nhất và tái cấu trúc, tình hình đó chắc chắn làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Do đó, năm 2016, PVcomBank đặt mục tiêu thu về 5.500 tỷ đồng doanh thu và 65 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Ông Lâm cho biết thêm PVcomBank sẽ tiếp tục thực hiện tái cơ cấu giai đoạn 2016 - 2020 sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận ngày 10/3/2016, NHNN sẽ tiếp nhận đại diện chủ sở hữu phần vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) tại PVcomBank sau khi hoàn thành Đề án tái cơ cấu PVcomBank.

Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn, PVcomBank xác định mục tiêu cốt lõi là tiếp tục thực hiện tái cơ cấu để phát triển an toàn, đảm bảo sự lành mạnh cho hệ thống. Trong năm 2015, PVcomBank đã tập trung hoàn thành các mục tiêu đã được NHNN thông qua tại Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020, quá trình tái cơ cấu đòi hỏi nhiều nguồn lực cần được bổ sung và các nỗ lực phải được triển khai đồng bộ, do vậy PVcomBank chưa thể tập trung ngay vào việc tăng trưởng nhanh các chỉ tiêu doanh thu lợi nhuận.

Trả lời chất vấn của các cổ đông xoay quanh vấn đề không trả cổ tức hay việc ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn, ông Lâm cho biết, Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank) và Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) đều tồn tại nhiều khó khăn, sau khi sáp nhập lãnh đạo ngân hàng đã báo cáo rất rõ các khó khăn mà ngân hàng cùng các cổ đông phải trải qua. Tất cả các báo cáo của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát chỉ ra hoạt động tái cấu trúc, đến năm 2020 sẽ có 1 ngân hàng ổn định và giữ giá trị cổ phiếu ổn định.

Ông Lâm cũng an ủi nhà đầu tư và thấu hiểu việc cổ đông xót ruột mong đợi lợi nhuận. “Thoạt nghe, việc không được nhận cổ tức thì quyền lợi của cổ đông bị suy giảm nhưng thực ra ngân hàng đang đảm bảo quyền lợi của cổ đông một cách bền vững” - ông Lâm khẳng định.

Vị Chủ tịch ngân hàng có vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng nhấn mạnh: “Ngân hàng có cổ phần của Nhà nước hay không thì đều là tổ chức hoạt động có điều kiện, tất cả các hoạt động theo giám sát của NHNN. Bản thân tôi cũng muốn chia cổ tức, nhưng nếu chia sẽ khiến ngân hàng tiếp tục chìm sâu vào khó khăn, thậm chí gây đổ vỡ.”

3-2
Kiểm toán lưu ý nhiều vấn đề ở PVcomBank.

Vân Lam

NTD So 68 (266)_Page_11
 



 

Bình luận

Nổi bật

Thực hư chuyện đấu giá đất vùng ven Hà Nội đang “sôi động” trở lại

Thực hư chuyện đấu giá đất vùng ven Hà Nội đang “sôi động” trở lại

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 14:43

Thời gian gần đây, thị trường xuất hiện nhiều thông tin rằng đấu giá đất vùng ven Hà Nội trong năm 2024 đang sôi động trở lại. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải khu vực nào các cuộc đấu giá đất cũng diễn ra “suôn sẻ”.

Giá nhà đất liên tục tăng, dạt về vùng ven cũng khó mua nhà 2 tỷ đồng

Giá nhà đất liên tục tăng, dạt về vùng ven cũng khó mua nhà 2 tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 14:43

Nhiều hộ gia đình không mua được nhà ở nội đô do giá nhà đất đang tăng quá cao so với khả năng tài chính. Có những gia đình lựa chọn tìm về vùng ven, chấp nhận đi xa hơn nhưng cũng khó mua được nhà khi giá nhà đất khu vực vùng ven cũng tăng theo nội đô.

Tổng Giám đốc Bách hóa Xanh: Doanh thu trung bình mỗi cửa hàng Bách hóa Xanh sẽ trên 2 tỷ đồng/tháng

Tổng Giám đốc Bách hóa Xanh: Doanh thu trung bình mỗi cửa hàng Bách hóa Xanh sẽ trên 2 tỷ đồng/tháng

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 14:42

Trước câu hỏi về doanh thu trên cửa hàng có thể đạt tối đa bao nhiêu, Tổng Giám đốc Bách hóa Xanh (BHX) Phạm Văn Trọng không ngần ngại chia sẻ: Với quy mô hiện tại, doanh thu trung bình mỗi cửa hàng Bách hóa Xanh sẽ trên 2 tỷ đồng/tháng.