Hỗ trợ bảo tồn văn hóa phi vật thể của dân tộc thiểu số ở ba tỉnh
(CL&cs) - Đồng bào Thái, Mông, Sán Dìu, Khmer tại Trà Vinh, Yên Bái, Vĩnh Phúc sẽ được hỗ trợ phục hồi, bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể đang có nguy cơ mai một, mất bản sắc.
Bộ VHTT&DL vừa ban hành kế hoạch tổ chức hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một, năm 2023 - 2024.
Tại Quyết định số 1255/QĐ-BVHTTDL, Bộ VHTT&DL giao Vụ Văn hóa dân tộc chủ trì, tổ chức hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể dân tộc Khmer (tỉnh Trà Vinh); dân tộc Thái tại thị xã Nghĩa Lộ, dân tộc Mông tại huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) và dân tộc Sán Dìu tại huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc).

Bất kỳ người con gái Mông nào ở Mù Cang Chải cũng phải biết thêu váy áo. Ảnh: yenbai.gov.vn
Đối tượng được hỗ trợ phục hồi, bảo tồn… là nghề thủ công, nghi lễ, nghệ thuật trình diễn dân gian truyền thống đang có nguy cơ mai một, mất bản sắc của các dân tộc Thái, Mông, Sán Dìu, Khmer tại ba tỉnh nói trên.
Tại tỉnh Yên Bái sẽ thực hiện nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể với nghệ thuật Khèn bè của dân tộc Thái tại thị xã Nghĩa Lộ và nghề truyền thống dệt thổ cẩm của dân tộc Mông tại huyện Mù Cang Chải.

Đối với người Sán Dìu, muốn trở thành thầy cúng phải trải qua thủ tục bắt buộc là nghi lễ Cấp sắc. Ảnh: TL
Tại Vĩnh Phúc, thực hiện nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể lễ cấp sắc của dân tộc Sán Dìu tại huyện Tam Đảo.
Tại tỉnh Trà Vinh, thực hiện nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể nghệ thuật chế tác mão, mặt nạ của đồng bào Khmer.
Các địa phương trong danh sách được hỗ trợ trang thiết bị, đạo cụ thực hành trình diễn, tái hiện nghi lễ; chụp ảnh, ghi hình, dựng phim tư liệu về quá trình tổ chức phục dựng, bảo tồn, in đĩa DVD phát cho người dân nhằm lan tỏa rộng rãi kết quả bảo tồn và tuyên truyền văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số...

Ông Lâm Phen là một nghệ nhân chế tác mặc nạ, mão có tiếng ở Trà Vinh. Ảnh: DV
Chương trình được kỳ vọng sẽ góp phần tích cực khôi phục, bảo tồn văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là các nghề thủ công, nghi lễ, nghệ thuật trình diễn dân gian truyền thống đang có nguy cơ mai một, mất bản sắc.
Theo Nhà báo và công luận
- ▪Vai trò của thanh niên với tương lai ASEAN: Giá trị văn hóa truyền thống là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội
- ▪Tôi đi 'chữa lành' ở khu bảo tồn thiên nhiên được mệnh danh là 'Vịnh Hạ Long của núi rừng Đông Bắc', chốn bình yên chỉ cách Hà Nội hơn 2 tiếng đi xe
- ▪Để các di sản được bảo tồn vĩnh cửu
- ▪Tỉnh rộng hơn 10.000km2 sẽ lên thành phố trực thuộc Trung ương dự kiến đầu tư gần 1.700 tỷ đồng bảo tồn 'thành phố di sản'
Bình luận
Nổi bật
Hà Nội - Điểm đến hấp dẫn với chuỗi sự kiện đặc sắc dịp lễ 30/4 - 1/5
sự kiện🞄Thứ bảy, 26/04/2025, 10:47
(CL&CS) - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, ngành Du lịch Thủ đô đã triển khai nhiều hoạt động, chương trình quảng bá, xúc tiến và kích cầu du lịch hấp dẫn nhằm thu hút và chuẩn bị chu đáo cho việc đón khách du lịch đến Thủ đô trong 5 ngày nghỉ lễ.
Tuyên Quang khai mạc Năm du lịch 2025
sự kiện🞄Thứ bảy, 26/04/2025, 10:46
(CL&CS) - Tuyên Quang khai mạc Năm du lịch 2025 với chuỗi các sự kiện, hoạt động hấp dẫn cùng những sản phẩm du lịch độc đáo.
Cà Mau nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đường Hồ Chí Minh trên biển
sự kiện🞄Thứ sáu, 25/04/2025, 13:58
(CL&CS) - Di tích đường Hồ Chí Minh trên biển tại bến Vàm Lũng là di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của tỉnh Cà Mau.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.