Văn hóa và Đời sống
Thứ ba, 25/01/2022, 08:30 AM

Phong tục cúng ông Công, ông Táo - nét đẹp văn hóa của người Việt

(CL&CS) - Lễ cúng ông Công, ông Táo về trời ở mỗi gia đình khác nhau, không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng và chu đáo.

Tục cúng ông Táo chầu trời của người Miền Trung (Ảnh: Thế Sơn)

Tục cúng ông Táo chầu trời của người Miền Trung (Ảnh: Thế Sơn)

Vào ngày này, người Việt thường làm mâm cỗ cúng để tiễn ông Công, ông Táo về trời tuỳ theo phong tục của từng địa phương, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc nhà mình, cầu một năm mới ấm no, hạnh phúc.

Cứ thế, hàng năm, lễ cúng ông Công, ông Táo được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp. Mỗi gia chủ đều phải dọn dẹp và lau chùi bàn thờ sạch sẽ, thay Táo cũ bằng Táo mới, sau đó mới tiến hành nghi lễ thờ cúng. Khoảng thời gian tốt nhất từ 9h đến 12h, theo dân gian đây là thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị về trời.

Thông thường đồ cúng, đồ lễ có trà, bánh kẹo, trầu cau, rượu, hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả, tiền vàng, 3 cục đường bát và 3 cái bánh tráng... Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.

Tuỳ theo phong tục, nhiều gia đình lại soạn thêm một mâm đồ chay để ông Công, ông Táo (Ảnh: Thế Sơn)

Tuỳ theo phong tục, nhiều gia đình lại soạn thêm một mâm đồ chay để ông Công, ông Táo (Ảnh: Thế Sơn)

Theo truyền thuyết kể lại, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là ba vị thần bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân. Ông Công, ông Táo được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm Thiện - Ác của loài người. Đến ngày 23 tháng Chạp, các vị thần này lại cưỡi cá chép lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong suốt một năm qua để Thiên đình định đoạt công, tội. Do đó, trong quan niệm của người Việt, ông Công và ba vị Thần Táo là những vị thần định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình. Tất nhiên, phước đức này đến từ việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà.

Với mong muốn cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người ta lại làm lễ tiễn đưa ông Công, ông Táo lên chầu trời một cách long trọng. Đây là một trong những phong tục, tín ngưỡng giàu ý nghĩa nhân văn, hướng con người ta tích cực làm việc tốt, sống lương thiện.

Thế Sơn

Bình luận

Nổi bật

4 loại thực phẩm là ‘thuốc độc’ với gan thận, giảm tuổi thọ nhưng nhiều người cứ vô tư tiêu thụ

4 loại thực phẩm là ‘thuốc độc’ với gan thận, giảm tuổi thọ nhưng nhiều người cứ vô tư tiêu thụ

sự kiện🞄Thứ bảy, 18/05/2024, 18:36

Đây là những loại thực phẩm hại gan, hại thận, chúng ta không nên tiêu thụ quá nhiều tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Phát hiện nhiều loài mới tại đảo du lịch lọt top 10 hòn đảo đẹp nhất hành tinh của Việt Nam

Phát hiện nhiều loài mới tại đảo du lịch lọt top 10 hòn đảo đẹp nhất hành tinh của Việt Nam

sự kiện🞄Thứ bảy, 18/05/2024, 18:36

Khu vực này được đánh giá là nơi có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Họp lớp sau 30 năm, tôi sốc nặng vì cậu bạn cá biệt năm nào nay thành công nhất lớp: Thì ra thứ này quyết định tương lai, không phải là lực học, bằng cấp

Họp lớp sau 30 năm, tôi sốc nặng vì cậu bạn cá biệt năm nào nay thành công nhất lớp: Thì ra thứ này quyết định tương lai, không phải là lực học, bằng cấp

sự kiện🞄Thứ bảy, 18/05/2024, 16:58

Sau khi gặp lại bạn học cũ, người đàn ông U60 nhận ra nhiều bài học trong cuộc sống.