Dữ liệu cũ
Thứ hai, 25/06/2018, 19:31 PM

Phòng ngừa tác nhân gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá

(NTD) - Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá gần như xảy ra thường xuyên vào từng vụ mùa, luôn làm cho bà con cũng như các cơ quan nông nghiệp từ địa phương đến trung ương lo lắng. Đặc điểm của bệnh này thì ai cũng biết là do virus gây ra, và rầy nâu là môi giới truyền bệnh. Và hiện tại các bệnh do virus gây ra đều chưa có thuốc đặc trị.

Nguyên tắc truyền bệnh là vì trong tự nhiên có nguồn bệnh. Nguồn bệnh đó thông qua một loại côn trùng truyền đến đối tượng bị nhiễm bệnh. Giống như con người bị bệnh sốt rét do muỗi Anophen truyền cho người. Muốn ngừa bệnh thì bà con phải diệt muỗi. Tương tự trên cây lúa trước đây ở các tỉnh phía Bắc cũng có bệnh gần giống như bệnh vàng lùn,lùn xoắn lá, nhưng do rầy xanh đuôi đen truyền bệnh và cách trị cũng là diệt rầy xanh đuôi đen và dùng giống kháng, đặc biệt là sử dụng chế độ canh tác hợp lý.

Bà con mình cũng lưu ý là nguồn bệnh có thể nằm khắp nơi trên đồng ruộng, trên những cây giống như cây lúa. Nếu đồng ruộng được bà con vệ sinh sạch và cắt đứt nguồn bệnh thì rầy nâu không có điều kiện mang nguồn bệnh để chích lên cây lúa. Như vậy tác nhân gây ra bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá là cây có nguồn bệnh, có rầy nâu là môi giới truyền bệnh và bà con cắt 1 trong 2 nhân tố này hay cắt cả 2 thì cây lúa sẽ không có bệnh. Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất hiện nay thì thực hiện điều này không hề đơn giản mà bà con có thể cắt cầu nối giữa vụ này qua vụ khác cách xa nhau, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, hoặc diệt rầy cũng có thể khống chế nguồn bệnh.

trau
 

Vụ lúa hè - thu của ĐBSCL kéo dài nhiều tháng, chưa thu hoạch xong lúa hè - thu thì đã đến lúa thu - đông. Lúc nào cũng có lúa trên đồng ruộng, thời gian cách ly giữa các vụ quá ngắn, vệ sinh đồng ruộng cũng không đảm bảo, nên cứ mỗi lần vào vụ, bệnh xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, khi đã để xảy ra bệnh thì bà con phải trừ bệnh để cứu vãn đồng lúa, đồng ruộng nào có mật độ cao thì phải diệt rầy, khoanh vùng để diệt cho triệt để, bị nặng thì phá bỏ để tiêu hủy nguồn bệnh. Sau đó, tập trung chăm sóc cho cây lúa khỏe bằng cách bón thêm phân chứa nhiều lân, kali, ca, si. Bà con lưu ý là không dùng nhiều đạm, nên phun thêm vi lượng thông minh hoặc bón các loại N-P-K có chứa vi lượng thông minh, đồng thời quản lý nước một cách hợp lý.

Trong việc phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng, bà con lưu ý phòng ngừa là quan trọng nhất, và phải nắm được tác nhân gây ra bệnh để việc phòng ngừa mang lại hiệu quả. Có như vậy bà con mới yên tâm để sản xuất mà không lo lắng cho vụ mùa bị thất thu do sâu bệnh hại.

 Lê Quốc Phong

_NTD_So 21-6_Duyet_In_Page_42
 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.