Dữ liệu cũ
Thứ tư, 29/01/2014, 13:50 PM

Phiên tòa chưa đóng

Chưa có phiên tòa nào người đến dự khán lên đến hàng ngàn. Người ta đi thật sớm để tìm chỗ ngồi, chen lấn, thậm chí đập bung cửa phòng xử để tìm chỗ, phải bố trí thêm màn hình để truyền hình trực tiếp phiên xử. Bị cáo là hai bảo mẫu đã có hành vi hành hạ trẻ em, khi bị dẫn ra trước đám đông đã run rẩy sợ hãi. Áp lực của đám đông bao giờ cũng đáng sợ. Mỗi người một câu thôi, một ánh mắt thôi, cũng đủ nhấn chìm hai người phụ nữ kia trong cơn phẫn nộ.

Phiên tòa đắng ngắt của thầy cúng cặp bồ với đệ tử

Cha mẹ ly hôn sao bắt con phải đến tòa?
Phiên tòa độc nhất vô nhị xử vụ cắn “của quý” giá 100 triệu đồng

Mà sao người ta đông đến vậy? Trước phiên tòa ngùn ngụt người ấy, ngậm ngùi nghĩ phải chăng trong cái quan tâm của đám đông có cái tò mò tiêu cực, muốn quan sát cái ác, quan sát sự trừng phạt? Không xa xôi như vụ tham nhũng mấy ngàn tỷ đồng hay không đến “tầm” diệt chủng, cái ác ở đây là chuyện gần gũi có thể nhìn thấy được: ác với trẻ con. Một yếu tố quan trọng nữa: trong chuyện này, chính quyền thành phố đã xử lý kịp thời, nhanh nhạy, câu chuyện vẫn đang còn “nóng”, chưa kịp chìm lấp trong núi thông tin ngồn ngộn mỗi ngày. Đám đông, sự phẫn nộ của cộng đồng, sự trừng phạt của pháp luật, nước mắt thành khẩn của các bị cáo… có thể cho người ta một ấn tượng bằng lòng, thỏa mãn, rằng cái ác đã bị trừng phạt thích đáng. Nhưng, đồng thời cũng gợi lên nỗi băn khoăn: có phải phiên tòa này xong rồi thì không còn ai ác nữa? Nếu còn thì sao? Sẽ phải mở thêm bao nhiêu phiên tòa như thế này?

Có một đứa trẻ ba tháng tuổi tiêm vắc xin Quinvaxem vừa chết. Người mẹ trẻ khóc nức nở ngoài hành lang bệnh viện.

Có mấy đứa trẻ được dẫn ra chợ, lê la theo mẹ hay bà ngoại chùi dọn sạp hàng, ai kêu gì làm nấy, ai cho gì ăn nấy, vất vưởng qua ngày.

Có những đứa trẻ mê say với những món đồ chơi Trung Quốc nhiễm độc. Cha mẹ chúng nghèo và không biết, chỉ đủ tiền để mua những thứ ấy.

Có hai chị em bị giằng giật giữa cha và mẹ. Ly thân rồi ly hôn, chọn ba hay chọn mẹ, tâm hồn trẻ thơ bị xé rách, méo mó.

Mà nói đâu xa, có cả mấy đứa nhỏ bị dắt đến tòa. Cũng không hiểu vì sao người ta phải dắt bọn trẻ đến tòa làm chi? Để hù cho trẻ sợ? Để khi trẻ bị bạo hành thì lên tiếng tố cáo? Chẳng biết để làm gì! Đây không là chuyện cổ tích dành cho trẻ con. Khi để cho trẻ phải chứng kiến câu chuyện pháp đình, người lớn đã vô tình gây bạo lực tinh thần cho trẻ. Tội nghiệp những đứa trẻ non nớt ấy, có khi chúng sẽ đánh mất niềm tin vào trường lớp, vào thầy cô giáo của mình.

Là cái ác cả đấy. Song có cái mở phiên tòa xử được, có cái đành chịu!

Những bảo mẫu kia cũng thế thôi. Trước tòa, họ cúi đầu nhận tội, họ tự nhận đã đánh mất tương lai “sau này sẽ không bao giờ làm việc gì liên quan đến trẻ con nữa!”.

Nghe những lời ấy, thấy thật ngây ngô mà cũng thật đau lòng. Là phụ nữ, sao lại nỡ đánh trẻ con, hành hạ trẻ con đến thế? Sao không nghĩ đến “tương lai” khi kinh doanh nhà trẻ không phép, khi bóp miệng trẻ con để đổ sữa vào? Là phụ nữ, sao có thể “không bao giờ làm việc gì liên quan đến trẻ con”, chẳng lẽ rồi đây họ không sinh con, không bao giờ nuôi con?

Mà nghĩ lại, là phụ nữ, cũng có khi mình nóng giận, cũng mắng con, đánh con. Ai từng nuôi con thì biết, có những lúc mình thành “mẹ hổ” mà không hay, qua cơn nóng giận mới chợt tỉnh ra. Trẻ con mà, có khi chúng cũng chướng lắm, quấy lắm. Kể cả ở nơi công cộng, thỉnh thoảng vẫn thấy những bà mẹ đánh con, mắng con. Tâm lý thông thường của người Việt mình là “con tôi tôi dạy”, nên cũng không ai can thiệp hay ý kiến gì. Chứ như ở nước ngoài, nhìn thấy thế là có thể gọi cảnh sát.

Vậy nên, xin đừng vào hùa với đám đông, để nói “Trời ơi ác quá!”, “Ác gì ác vậy!”. Bởi có khi mình cũng từng là một bảo mẫu như thế, chỉ có điều không bị đưa lên mặt báo, không bị quay clip tung lên mạng mà thôi.

Rồi đây, bao nhiêu người mẹ trẻ sẽ vừa đi làm vừa giật mình thon thót nghĩ đến con mình, biết đâu đang bị bạo hành trong nhà trẻ. Bao nhiêu bố mẹ trẻ sẽ phải oằn lưng chịu thêm chi phí để gửi con vào những nhà trẻ được cho là tốt hơn, và tất nhiên là đắt tiền hơn. Bao nhiêu đứa trẻ mà bố mẹ làm công nhân không có người trông coi, đành gửi về quê… Phải vậy thôi.

Có lẽ, trong cách nhìn tích cực nhất, sẽ thấy phiên tòa này chưa đóng. Hy vọng trong mỗi người dự phiên tòa, theo dõi vụ việc qua báo chí, sẽ tự mở một phiên tòa trong lòng mình, tự phán xử những lần mình nóng giận với con trẻ, để từ đó bớt dần bạo lực gia đình, kể cả bạo lực tinh thần hay thể xác. Hy vọng, một hệ thống chăm sóc bà mẹ và trẻ em sẽ được cấp bách mở rộng, được nâng chuẩn, hoàn thiện để an toàn và an tâm cho hàng vạn đứa trẻ và cha mẹ chúng. Hy vọng, khi cả cộng đồng đã quan tâm và lên tiếng phẫn nộ, những kẻ vô trách nhiệm, những kẻ làm ác trên sự non nớt của trẻ thơ sẽ bị pháp luật nghiêm trị.

Điều may mắn tuyệt vời là vẫn còn rất nhiều trẻ nhỏ quanh ta…

(Theo PNO)

Nguồn: vietnamnet.net

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.