Thứ ba, 30/08/2016, 14:29 PM

Phát hoảng với màn “thí nghiệm” chai nước giải khát mất màu

(NTD) - Chưa hết hoang mang vụ bê bối trà xanh C2, nước tăng lực Rồng đỏ của Công ty TNHH URC Việt Nam nhiễm độc chì cực mạnh, người tiêu dùng một lần nữa phải phát hoảng khi cộng đồng mạng liên tiếp chia sẻ lo lắng về kết quả nhiều “thí nghiệm” thủ công cho thấy một số loại nước giải khát trên thị trường hiện nay sử dụng phẩm màu quá đậm và mất màu khi tiếp xúc với các vật liệu khác.

Để kiểm chứng những thông tin trên, chúng tôi sử dụng các dây rút nhựa (được dùng bó dây điện) đưa vào chai nước tăng lực Rồng đỏ (URC Việt Nam) - là loại nước giải khát có màu sắc bắt mắt nhất, rồi đậy kín nắp chai.

Trong vài giờ, phẩm màu trong chai nước Rồng đỏ bám vào các sợi dây nhựa, đồng thời các dây nhựa này chuyển sang màu đỏ đậm giống như màu sắc ban đầu của hai loại nước uống này. Ngâm lâu hơn, nước ngọt trong chai Rồng đỏ bắt đầu phai màu, sau đó mất sạch màu, chuyển màu vàng nhợt nhạt.

Các dây nhựa được ngâm có màu đỏ đậm một cách đáng kinh ngạc. Thậm chí, phần dây nhựa không tiếp xúc với nước trong chai sau quá trình ngâm cũng thay đổi màu sắc.

20160831_140824
Nước tăng lực Rồng đỏ trong "thí nghiệm" nêu trên.

Chia sẻ với phóng viên Báo Người Tiêu Dùng, thạc sĩ Phan Thị Hồng Liên, một người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm nhận định: “Đây là lần đầu tiên nhìn thấy hiện tượng này. Việc nước giải khát bị mất màu là do trong chai nước giải khát này có chứa phẩm màu tổng hợp, theo hệ thống mã số quốc tế về phụ gia thực phẩm có ký hiệu là 129.  Đặc tính loại màu này khá đậm nên khi gặp loại nhựa của dây rút phẩm màu sẽ bám vào gây nên hiện tượng nêu trên. Thực chất, thành phần nước giải khát chỉ bao gồm nước, đường, màu, hương liệu, acid và các chất cần thiết… nên hiện tượng này nhìn chung giống như phương pháp tách màu trong nước giải khát”.

Theo phụ lục 12 trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm - phẩm màu (QCVN 4-10: 2010/BYT), loại phẩm màu này có tên là Allura Rec Ac (hay CI Food Red 17) được sử dụng trong các loại thực phẩm, nước giải khát có màu đỏ sẫm và lượng sử dụng chấp nhận được (ADI) là 7mg trên mỗi kg thể trọng.

Thạc sĩ Phan Thị Hồng Liên khuyến cáo, mặc dù các loại phẩm màu thực phẩm được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm - phẩm màu nhìn chung không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người tiêu dùng, nhưng để hạn chế các vấn đề tiêu cực có thể xảy ra, người tiêu dùng nên hạn chế các nước giải khát không rõ nguồn gốc, nước giải khát có màu sắc đậm. Bên cạnh đó, người tiêu dùng nên hướng đến việc tự pha chế tại nhà các loại nước tự nhiên từ rau, củ, quả… nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe.  

Trước đó, bác sĩ CK1 Vũ Hiệp Phát, Trưởng khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cho biết: “Tất cả những nước uống và thực phẩm có màu sắc sặc sỡ là không nên uống, bởi vì tất cả những thứ nước đó không ít thì nhiều đều có chất bảo quản và kim loại nặng trong đó. Nên sử dụng các loại nước uống càng gần gũi với thiên nhiên càng tốt như: nước dừa, nước mía, nước ép trái cây…”.

bac-si-ck1-vu-hiep-phat-truong-khoa-noi-tong-hop-b

Bác sĩ CK1 Vũ Hiệp Phát, Trưởng khoa nội tổng hợp Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM. Ảnh: Trần Phong.

Cũng theo bác sĩ Phát, các công ty sản xuất nước giải khát không ngại tung ra các chương trình quảng cáo, truyền thông quá mạnh với nhiều mĩ từ hấp dẫn khiến người tiêu dùng bị lôi kéo sử dụng mà không hề hay biết rằng các chế phẩm giải khát công nghiệp có màu sắc càng sặc sỡ, đỏ lòe loẹt hay vàng ươm… không những không có giá trị về dinh dưỡng mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ độc hại, gây béo phì và nhiều hệ lụy sức khỏe đáng ngại khác; mặt khác giá thành các sản phẩm giải khát này cũng không hề rẻ.

Đức Hùng - Anh Nguyễn

Bình luận

Nổi bật

Nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng phải đảm bảo theo QCVN 01-195:2022

Nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng phải đảm bảo theo QCVN 01-195:2022

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:06

(CL&CS) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-195:2022/BNNPTNT quy định giá trị giới hạn cho phép về các thông số của nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người.

QCVN 01-195:2022/BNNPTNT về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng

QCVN 01-195:2022/BNNPTNT về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 15:58

(CL&CS) - Xử lý chất thải chăn nuôi sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí cho việc tiêu hủy, mang lại hiệu quả kinh tế, bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường cộng đồng…

Sắp ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

Sắp ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 12:24

(CL&CS) - Trong giai đoạn 2024-2026, Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến sẽ ban hành nhiều Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với khí thải phương tiện ô tô; Quy chuẩn về tiếng ồn;...