Phát hiện ‘quái vật’ thiên văn cổ xưa nhất vũ trụ: Nặng gấp 1,6 triệu lần Mặt Trời và già hơn Trái Đất 8 tỷ năm
‘Quái vật’ này được phát hiện và quan sát thông qua hệ thống kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới.
Theo Live Science, kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới James Webb đã tìm thấy một lỗ đen quái vật ra đời sau vụ nổ Big Bang 440 triệu năm. Đây là lỗ đen cổ xưa nhất vũ trụ từng được con người quan sát. Nó có khối lượng gấp 1,6 triệu lần Mặt Trời và là lỗ đen trung tâm của thiên hà cổ đại GN-z11.
Lỗ đen này là đại diện cho những con "quái vật" gây bối rối cho giới thiên văn, tồn tại trong vũ trụ trẻ đang phát sáng trong 1 tỷ năm đầu tiên. Vũ trụ của chúng ta được tính toán khoảng 13,8 tỷ tuổi, đồng nghĩa với việc lỗ đen vừa được xác định đã hơn 13,3 tỷ tuổi, già hơn Trái Đất gần 8 tỷ tuổi.

Hình ảnh "quái vật" từng gây bối rối cho giới thiên văn
Điều khiến các chuyên gia tò mò là làm sao lỗ đen này có thể đạt kích thước khủng khiếp đến vậy chỉ vài trăm triệu năm sau vụ nổ Big Bang. Họ hy vọng việc nghiên cứu sâu hơn về lỗ đen già nhất vũ trụ có thể giải mã bí ẩn về thuở sơ khai của vũ trụ.
"Chúng phải trải qua sự ra đời hoặc hình thành đặc biệt nào đó, với sự phát triển đặc biệt" - GS Roberto Maiolino từ Đại học Cambridge (Anh), tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Kích thước khổng lồ của lỗ đen mới được tìm thấy
TS Maiolino và các cộng sự đã sử dụng dữ liệu ghi nhận từ Thiết bị hồng ngoại trung (MIRI) và Camera cận hồng ngoại của James Webb, một kính viễn vọng đồng điều hành bởi NASA/ESA/CSA (các cơ quan vũ trụ của Mỹ, châu Âu, Canada), để "gạn lọc" ra dấu hiệu của lỗ đen.
Do kính viễn vọng này có tầm quan sát rất lớn, chưa kể tận dụng các cụm thiên hà, thiên hà tiền cảnh làm "thấu kính hấp dẫn", nên có thể nhìn xa hàng tỷ năm ánh sáng, cũng là nhìn xuyên về quá khứ hàng tỷ năm trước và xác định các vật thể cổ đại.
Trước đây, người ta tin rằng lỗ đen được sinh ra bởi sự sụp đổ của các ngôi sao khổng lồ, kích thước ban đầu khá nhỏ. Chúng không ngừng ngấu nghiến khí, bụi, các ngôi sao khác... thậm chí "ăn thịt" lẫn nhau để đạt được kích thước "quái vật".
Tuy nhiên, với thời gian vỏn vẹn vài triệu năm sau khi vũ trụ ra đời, lỗ đen siêu khối khó có thể kịp hình thành theo cách đó. Phát biểu của TS Maiolino ngụ ý các lỗ đen cổ đại có thể đã hình thành và phát triển theo cách hoàn toàn khác các lỗ đen ngày nay.

Quá trình hình thành và phát triển theo cách hoàn toàn khác các lỗ đen ngày nay
Hai lời giải thích khả dĩ nhất cho các con quái vật "trên trời rơi xuống" trong vũ trụ là chúng hình thành trực tiếp từ sự sụp đổ đột ngột của các đám mây khí khổng lồ, hoặc các điều kiện vũ trụ sơ khai đã khiến các lỗ đen và cụm sao hợp nhất một cách nhanh chóng. Ngoài ra, có giả thuyết cho rằng một số lỗ đen quái vậy thực sự đã ra đời trước cả vũ trụ.
Thùy Dung
Bình luận
Nổi bật
Nghị quyết số 57-NQ/TW: Bình Thuận thực hiện loạt giải pháp đột phá phát triển khoa học, công nghệ
sự kiện🞄Thứ tư, 26/03/2025, 11:03
(CL&CS) - Ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW, Tỉnh ủy Bình Thuận đã ban hành chương trình hành động biến từ chủ trương, chính sách thành những hành động cụ thể, để từ đó mang lại hiệu quả thiết thực.
Phủ Xanh Trường Học: Thế hệ trẻ chọn một cách sống văn minh, bền vững
sự kiện🞄Thứ tư, 26/03/2025, 11:02
(CL&CS) - Chuỗi sự kiện “Phủ Xanh Trường Học” giúp các em học sinh nhận ra rằng, việc lựa chọn phương tiện di chuyển không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn có tác động lớn đến môi trường.
Mục tiêu hoàn thành 130.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025
sự kiện🞄Thứ tư, 26/03/2025, 11:02
(CL&CS) - Ngay sau khi Thủ tướng ký Quyết định số 444/QĐ-TTg, Bộ Xây dựng đã có Văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc sẽ tổ chức các Đoàn công tác do lãnh đạo Bộ Xây dựng làm Trưởng đoàn để kiểm tra, đôn đốc thực hiện hoàn thành chỉ tiêu nhà ở xã hội được giao.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.