Văn hóa và Đời sống
Thứ hai, 11/03/2024, 10:58 AM

Pháo đài cổ 700 tuổi được ví như 'Vạn Lý Trường Thành của Ấn Độ', mất hàng trăm năm để xây dựng, là Di sản thế giới được UNESCO vinh danh

Kéo dài 36km bao quanh khu vực rộng lớn, pháo đài này là bức tường lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc.

Nằm phía tây Ấn Độ, pháo đài Kumbhalgarh là thành trì quan trọng thứ hai dưới triều đại Mewar, được xây dựng từ thế kỷ 15 và mất cả trăm năm để hoàn thành.Thường được biết đến dưới tên "bức tường Kumbhalgarh" hoặc đơn giản là "pháo đài Kumbhalgarh", pháo đài này thường được ví von là "Vạn Lý Trường Thành của Ấn Độ". Với chiều dài hơn 36km, chiều rộng thay đổi từ 4,5- 7,6m, đây là bức tường liên tục dài thứ hai trên thế giới, chỉ sau Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc. Tài liệu cổ ghi rằng 8 con ngựa vừa đủ để có thể đi cạnh nhau trên tường thành.

Pháo đài Kumbhalgarh

Pháo đài Kumbhalgarh

Những bức tường khổng lồ tại Kumbhalgarh mất gần một thế kỷ để xây dựng, rất kiên cố và bất khả xâm phạm. Người xưa truyền tai nhau rằng vào thời Rana Kumbha, rất nhiều đèn được treo trên các bức tường, tiêu tốn khoảng 50kg bơ sữa trâu (dầu) và 100kg bông để cung cấp ánh sáng cho những người nông dân làm việc suốt đêm trong thung lũng.

Bức tường thành này được bắt đầu được xây dựng từ thế kỷ 15

Bức tường thành này được bắt đầu được xây dựng từ thế kỷ 15

Đứng uy nghi trên sườn núi cao, với độ cao 1.100m (3600 feet) so với mực nước biển, pháo đài tượng trưng cho vinh quang trong quá khứ của những người cai trị Rajput. Kumbhalgarh chạy qua các vách núi và thung lũng, là một minh chứng tuyệt vời về kiến trúc rực rỡ của thời kỳ Rajput. Đáng chú ý, dù đã có khoảng 700 năm tuổi, pháo đài này vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.

Với chiều dài hơn 36km, chiều rộng thay đổi từ 4,5- 7,6m, đây là bức tường liên tục dài thứ hai trên thế giới, chỉ sau Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc

Với chiều dài hơn 36km, chiều rộng thay đổi từ 4,5- 7,6m, đây là bức tường liên tục dài thứ hai trên thế giới, chỉ sau Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc

Kumbhalgarh nằm ở phía nam Rajasthan ở phía tây Ấn Độ. Trong thời của Rana Kumbha, vương quốc Mewar mở rộng từ Ranthambore đến Gwalior, gồm những vùng đất rộng lớn ngày nay là Rajasthan và Madhya Pradesh. Trong số 84 pháo đài thuộc quyền thống trị của mình, Rana Kumbha được cho là đã thiết kế 32 pháo đài trong số đó, trong đó Kumbhalgarh là pháo đài lớn nhất và công phu nhất. Pháo đài này được xây dựng để làm nơi ẩn náu cho những người cai trị Mewar trong thời kỳ xung đột.

Empty
Mặc dù bắt đầu xây dựng vào thế kỷ 15, Kumbhalgarh sau đó vẫn tiếp tục được mở rộng và hoàn thiện cho tới tận thế kỷ 19

Mặc dù bắt đầu xây dựng vào thế kỷ 15, Kumbhalgarh sau đó vẫn tiếp tục được mở rộng và hoàn thiện cho tới tận thế kỷ 19

Khu thành trì này có 7 cổng lớn và 7 thành lũy kéo dài thẳng tắp, được bao quanh bởi các pháo đài và tòa tháp canh vĩ đại. Bên trong các bức tường thành lớn ấy là 360 đền thờ và cung điện tráng lệ thờ các vị thần Hindu và Phật được đặt trên đỉnh cao mang tên "Badal Mahal" hay "Cung điện trên mây". Đứng trên đỉnh, du khách dễ dàng phóng tầm mắt ra xa hàng cây số ngắm nhìn dãy núi Aravalli uốn lượn ngoạn mục và các cồn cát cao của sa mạc Thar.

Mặc dù có kích thước và câu chuyện lịch sử ấn tượng,

Mặc dù có kích thước và câu chuyện lịch sử ấn tượng, "Vạn Lý Trường Thành của Ấn Độ" được rất ít người ngoài nước biết đến

Mặc dù có kích thước và câu chuyện lịch sử ấn tượng, "Vạn Lý Trường Thành của Ấn Độ" ít được biết đến bên ngoài khu vực. Pháo đài này đã được UNESCO chính thức công nhận là Di sản Thế giới vào tháng 6 năm 2013, cùng với năm pháo đài khác trên các đồi ở Rajasthan.

Pháo đài này đã được UNESCO chính thức công nhận là Di sản Thế giới vào tháng 6 năm 2013

Pháo đài này đã được UNESCO chính thức công nhận là Di sản Thế giới vào tháng 6 năm 2013

Pháo đài hiện nay đã mở cửa đón tiếp du khách đến tham quan. Đây được xem là pháo đài quan trọng nhất ở Mewar sau Chittorgarh. Từ đỉnh của pháo đài, du khách có thể ngắm nhìn khung cảnh đẹp tuyệt của những bức tường bao quanh ở giữa dãy núi Aravalli hay các cồn cát của sa mạc Thar cũng có thể được nhìn thấy từ nơi này.

Pháo đài hiện nay đã mở cửa đón tiếp du khách đến tham quan

Pháo đài hiện nay đã mở cửa đón tiếp du khách đến tham quan

Tuy nhiên, du khách được cảnh báo rằng không nên leo lên một số khu vực ít người qua lại của bức tường. Mặc dù hầu hết các cơ chế phòng thủ cổ xưa đã bị vô hiệu hóa nhưng được cho là vẫn có thể tồn tại ở một số vị trí. Những người muốn tự mình khám phá hàng dặm di tích được cảnh báo rằng tai nạn có thể xảy ra.

Hoàng Giang

Bình luận

Nổi bật

Thành phố chịu sức nặng của nhiều cao ốc bậc nhất Việt Nam vừa sụt lún vừa ngập nước, có nơi 'chìm sâu' tới 81cm

Thành phố chịu sức nặng của nhiều cao ốc bậc nhất Việt Nam vừa sụt lún vừa ngập nước, có nơi 'chìm sâu' tới 81cm

sự kiện🞄Thứ tư, 08/05/2024, 08:16

Xét một khoảng thời gian dài vừa qua, nơi có độ sụt lún cao nhất tại TP. HCM lên tới 81cm, nơi thấp nhất là 1,99cm, tính trung bình là khoảng 23,27cm.

Đề xuất in mã QR lên mẫu sổ hồng, sổ đỏ mới để chống nạn làm giả giấy tờ

Đề xuất in mã QR lên mẫu sổ hồng, sổ đỏ mới để chống nạn làm giả giấy tờ

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 21:51

Đề xuất trên được nêu trong dự thảo Thông tư quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính.

Người anh hùng dân tộc Tày hy sinh thân mình làm giá súng, góp phần tạo nên Chiến thắng Điện Biên Phủ ‘lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu’

Người anh hùng dân tộc Tày hy sinh thân mình làm giá súng, góp phần tạo nên Chiến thắng Điện Biên Phủ ‘lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu’

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 21:44

Với những chiến công của mình, anh đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Quân công hạng Nhì vào năm 1955