Thứ sáu, 29/01/2021, 13:16 PM

Phải nhanh hơn, quyết đoán hơn trong chống dịch COVID-19

(CL&CS) - Đó là chỉ đạo của đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội với các quận, huyện, thị xã diễn ra chiều 28/1.

Đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội; các Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền, Chử Xuân Dũng chủ trì cuộc họp.

Lấy mẫu xét nghiệm người từ ổ dịch tại Quảng Ninh, Hải Dương về từ ngày 14/1

Cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội với các quận, huyện, thị xã diễn ra chiều 28/1.

Cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội với các quận, huyện, thị xã diễn ra chiều 28/1.

Báo cáo tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết, cho biết, trong 2 ngày qua, Việt Nam ghi nhận 84 ca mắc mới. Riêng trong ngày 28/1, có thêm 72 người ở Hải Dương và 10 người ở Quảng Ninh dương tính liên quan đến 2 bệnh nhân 1.552 (công nhân Công ty TNHH POYUN, có giao tiếp gần với bệnh nhân nữ được phát hiện dương tính sau khi nhập cảnh Nhật Bản) và bệnh nhân 1.553 (nhân viên Cảng hàng không Vân Đồn).

Tại phiên họp, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hà Nội Trương Quang Việt cho biết, tại Hà Nội, liên quan đến bệnh nhân 1552 tại Hải Dương, chưa ghi nhận trường hợp F1 hay người liên quan.

Nhưng, liên quan đến bệnh nhân 1553 tại Quảng Ninh, Hà Nội có 23 trường hợp F1, trong đó có 9 trường hợp âm tính, còn lại đang chờ kết quả.Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hà Nội cho biết, với 2 trường hợp ở Hải Dương và Quảng Ninh “Là 2 ổ dịch độc lập, vì các đối tượng này khá độc lập. Trường hợp tại Hải Dương được xác định là biến chủng virus tại Anh – là biến chủng virus siêu lây nhiễm; nguồn lây có thể đến từ các chuyên gia kỹ thuật trong khu công nghiệp. Còn tại sân bay Vân Đồn, nguồn lây có thể liên quan đến các đối tượng nhập cảnh trái phép”.

Theo Sở Y tế Hà Nội, tại Việt Nam sau 55 ngày không có ca mắc ngoài cộng đồng, đến sáng nay Bộ Y tế đã công bố các trường hợp mắc ngoài cộng đồng tại Hải Dương và Quảng Ninh như vậy tác nhân gây bệnh đã lưu hành và tồn tại trong cộng đồng và dịch bệnh hoàn toàn có thể lây lan bùng phát ra các tỉnh thành phố khác trong đó có Hà Nội… Vì vậy, Sở Y tế Hà Nội, các đơn vị cần nắm rõ quy trình, xác định rõ các đối tượng F1, F2, F3 để xử lý theo đúng quy định; hạn chế tối đa các hoạt động tập trung đông người không cần thiết.Sở  Y tế Hà Nội liên hệ chặt chẽ với Cục Y tế dự phòng, ngành y tế Hải Dương và Quảng Ninh để cập nhật, nắm bắt thông tin về tình hình dịch bệnh tại các tỉnh. Rà soát những bệnh nhân có liên quan đến các khu vực có dịch bệnh của Hải Dương và Quảng Ninh đang điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn TP từ ngày 14/1 đến nay để lấy mẫu xét nghiệm.

Sở  Y tế Hà Nội đề nghị các quận, huyện, thị xã tổ chức rà soát tất cả các trường hợp từ khu vực có ổ dịch ở Quảng Ninh (Sân bay Vân Đồn, KS Mường Thanh Luxury), Hải Dương (TP Chí Linh) về Hà Nội từ ngày 14/1/2021 đến nay để tổ chức cách ly tại nơi lưu trú và lấy mẫu xét nghiệm.

Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP Chủ Xuân Dũng cho biết, đã có thêm ca nhiễm mới liên quan đến các ổ dịch nói trên ở Hải Phòng. "Tại Hà Nội có 1 trường hợp liên quan là bệnh nhân đến khám ở Bệnh viện Bạch Mai, sau đó thuê nhà tại quận Cầu Giấy. Bộ Y tế đã thông tin tới CDC Hà Nội. Tình hình dịch bệnh COVD-19 rất khác so với giao ban 1 tuần trước. Hà Nội có nguy cơ cao, đẩy lên báo động đỏ", Phó Chủ tịch Chử Xuân Dũng thông tin.

Chủ động ra quyết sách theo các nguyên tắc chung, không chờ chỉ đạo cấp trên

Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy phát biểu chỉ đạo cuộc họp

Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy phát biểu chỉ đạo cuộc họp

Chỉ đạo tại phiên họp, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho rằng, tình hình thực tế dịch bệnh rất phức tạp, rủi ro Hà Nội cũng rất lớn. 2 ổ dịch rất gần với Hà Nội, việc giao lưu, đi lại, giao thương với Thủ đô là rất lớn. Với tốc độ lây nhiễm của chủng virus nhanh, số ca dương tính cao. Vì vậy, công tác phòng chống dịch “Phải nhanh hơn, nhạy bén hơn, quyết liệt và quyết đoán hơn. COVID-19 nhanh hơn mà mình chậm là thua. Hành động kịp thời mới có thể thắng lợi”, Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu.

Nhấn mạnh đây là thời điểm quan trọng vì làm tốt công tác phòng chống dịch sẽ vừa bảo vệ sức khỏe của người dân Thủ đô vừa đảm bảo an toàn cho sự thành công của Đại hội Đảng, Bí thư Thành ủy chỉ đạo ngay sau hội nghị, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền ở quận huyện phải chủ động ra quyết sách theo các nguyên tắc chung về phòng chống dịch không chờ chỉ đạo cấp trên.

Bí thư Thành ủy Hà Nội nói: “Như nếu có nguy cơ, việc cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn, quận huyện đều có thể quyết định được, không cần chờ xin ý kiến”.

Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu TP kích hoạt hệ thống phòng dịch ở mức độ cao hơn và khẳng định chưa nhất thiết phải giãn cách xã hội nhưng hạn chế tối đa các hoạt động tập trung đông người như liên hoan, tổng kết cuối năm… nghiêm túc thực hiện “5K”, nhất là phải đeo khẩu trang, khử khuẩn, đo thân nhiệt; các nơi công cộng càng phải để ý, chỗ nào không an toàn thì không hoạt động.

Đồng chí Vương Đình Huệ cho rằng, các kịch bản trước đây phải được kích hoạt lại. Các đơn vị phải chủ động chuẩn bị đầy đủ các vật tư y tế cho công tác xét nghiệm, không để "nước đến chân mới nhảy". Các đội phản ứng nhanh tại cơ sở phải chủ động theo tinh thần 4 tại chỗ, phù hợp với tình hình.

Bí thư Thành ủy giao nhiệm vụ “Chính phủ yêu cầu trong 10 ngày cơ bản phải phong tỏa, kiểm soát được dịch. Vậy thì TP cũng phải đặt ra mục tiêu khoảng 3 ngày để truy vết tất cả các trường hợp tiếp xúc, không thể chậm hơn. Chúng ta phải quyết tâm một lần nữa chiến thắng dịch bệnh này để bảo vệ bình yên cho Thủ đô”.

Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh yêu cầu các đơn vị đặt mức cảnh báo cao hơn so với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh yêu cầu các đơn vị đặt mức cảnh báo cao hơn so với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh yêu cầu các đơn vị đặt mức cảnh báo cao hơn so với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương và TP; chủ động và sẵn sàng trước mọi tình huống; cập nhật thông tin liên tục; chủ động giám sát; lấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp từ Chí Linh, Hải Dương về từ ngày 14/1.

“Phải thực hiện đúng chỉ đạo của Bí thư Thành ủy là trong 3 ngày phải rà soát, lấy mẫu tất cả các trường hợp liên quan đến các ca bệnh và 2 ổ dịch ở Hải Dương, Quảng Ninh”, Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh yêu cầu.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị, ngoài việc phối hợp chặt chẽ với các tỉnh thành liên quan đến các ổ dịch, yêu cầu các quận huyện, phường xã cũng phải liên lạc thường xuyên, bởi: “Như các trường hợp F2 đều có thể liên quan đến các địa bàn khác nhau nếu chỉ trễ một chút rất có thể sẽ có nguy cơ”. Sở GTVT yêu cầu, nhắc nhở các nhà xe phải ghi rõ tên tuổi, liên lạc của các hành khách để sẵn sàng phục vụ công tác truy vết khi cần thiết...

Theo https://dangcongsan.vn/

Bình luận

Nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 11:02

(CL&CS) - Chuyến thăm là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị giữa hai nước ở mức độ cao, thể hiện chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ với các nước láng giềng, khu vực, trong đó có Malaysia.

Nâng cao vị thế của nhà giáo trong bối cảnh mới

Nâng cao vị thế của nhà giáo trong bối cảnh mới

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:13

(CL&CS) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khi trả lời phỏng vấn của phóng viên đã nhấn mạnh, Luật Nhà giáo sẽ giải quyết được những vấn đề về căn cứ pháp lý cho đổi mới về quản lý nhà giáo, những thể hiện về mặt chuyên môn và cả chế độ chính sách cho nhà giáo. Điều này sẽ góp phần quan trọng để khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo trong xã hội.

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 11:21

(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 117/CĐ-TTg ngày 18/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.