Ông Hà Văn Thắm tù chung thân, ai là chủ nhân thực sự của Ocean Group?

(NTD) - Trước đây, tên tuổi Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) gắn liền với ông Hà Văn Thắm và đưa vị đại gia này vào top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Thế nhưng, kể từ khi ông Hà Văn Thắm bị kết án tù chung thân và kê biên tài sản, câu chuyện ai là chủ nhân thực sự của Ocean Group trở nên rối như canh hẹ.

2
Ocean Group đang trong tình cảnh không xác định được thành viên HĐQT.

Thăng trầm cùng Hà Văn Thắm

CTCP Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) thành lập năm 2007. Khoảng thời gian này, thị trường chứng khoán Việt Nam đang bước vào thời kỳ “sục sôi”. Tận dụng sức nóng của thị trường, ông Hà Văn Thắm nhanh chóng đưa cổ phiếu OGC “lên sàn”.

Dù OGC chưa từng tạo nên những “cơn địa chấn” tăng bằng lần như những “cổ phiếu đời đầu” FPT, REE, SAM… nhưng nó cũng trở thành tâm điểm của thị trường trong thời gian dài.

OGC thậm chí còn đưa ông Hà Văn Thắm, khi đó nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) công ty từ một người vô danh, đi thẳng vào top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam và “chung sân” với các tỷ phú tên tuổi như Đoàn Nguyên Đức, Trần Đình Long…

Công ty cổ phần luôn thuộc về nhiều cổ đông. Thế nhưng, cũng như Hoàng Anh Gia Lai gắn liền với tên tuổi bầu Đức thì Ocean Group luôn được cho là thuộc về ông Hà Văn Thắm. Cách hiểu này không hẳn đã sai vì cùng với doanh nhân tư nhân Hà Bảo (do ông Hà Văn Thắm làm chủ), ông Thắm sở hữu gần 30% vốn Ocean Group.

Ông Hà Văn Thắm và Ocean Group cùng nhau “làm mưa làm gió” trong suốt thời gian dài. Thế nhưng, kể từ khi ông Hà Văn Thắm bị bắt, Ocean Group cũng lao đao theo. Từ mức thị giá hàng chục ngàn đồng mỗi cổ phiếu, giá OGC đã rớt xuống mức dưới 3.000 đồng/cổ phiếu. Mức giá siêu thấp này được giao dịch trong suốt nhiều năm qua.

1

Ông Hà Văn Thắm còn là chủ Ocean Group hay không vẫn là câu hỏi lớn.

Đau đầu trả lời câu hỏi ai là chủ nhân Ocean Group

Ông Hà Văn Thắm đã bị kết án tù chung thân và phải bồi hoàn số tiền hơn 900 tỷ đồng. Bên cạnh nhiều tài sản khác, cổ phiếu OGC thuộc sở hữu của riêng ông Hà Văn Thắm và Công ty Hà Bảo đã phong tỏa, kê biên.

Quyết định số 41/QĐ-CTHADS (ngày 10/8/2018) về việc cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản và công văn phúc đáp thực hiện việc thi hành bản án của Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội cho biết doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo không được sử dụng các tài sản này để tham gia thỏa thuận dưới bất cứ hình thức nào, trong đó bao gồm cả quyền thỏa thuận với các cổ đông khác tại OGC, không được thực hiện đầy đủ quyền chủ sở hữu, quyền định đoạt, quyền cổ đông tại Ocean Group cho đến khi Hà Văn Thắm thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án.

Do vậy, người đại diện theo ủy quyền của Công ty Hà Bảo và người đại diện theo ủy quyền của Hà Văn Thắm cũng không có tư cách pháp lý để đại diện cho Hà Văn Thắm và Hà Bảo thực hiện quyền chủ tài sản tại Ocean Group cho đến khi Hà Văn Thắm thực hiện xong nghĩa vụ về thi hành án.

Kết luận này được hiểu rằng bản thân ông Thắm và Công ty Hà Bảo không còn quyền lợi nào với số lượng cổ phiếu OGC này nữa. Điều đó đồng nghĩa với việc ông Thắm không còn là chủ lớn nhất tại Ocean Group.

Thế nhưng, ngày 28/8/2018, doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo khởi kiện Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) 2018 đã được tổ chức hợp pháp của Ocean Group. Rất nhanh chóng, ngày 3/10/2018, TAND quận Ba Đình ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Đó là cấm thực hiện Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2018 lần 3 của Ocean Group.

Ocean Group đã khiếu nại quyết định này nhưng TAND quận Ba Đình không chấp nhận và giữ nguyên “quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời”.

Đến đây, câu chuyện ai là chủ nhân của Ocean Group trở nên rối như canh hẹ. Nếu theo Quyết định số 41/QĐ-CTHADS, ông Hà Văn Thắm đã hết quyền với OGC và không còn là chủ tập đoàn này nữa. Nhưng điều này không còn đúng nếu theo phán quyết của TAND quận Ba Đình.

Cổ đông thiệt đơn thiệt kép

Khi câu chuyện liệu ông Hà Văn Thắm có còn là cổ đông của Ocean Group nữa hay không vẫn còn nhiều… kịch tính thì có thể chắc chắn một điều cổ đông tập đoàn này mới là những người gánh chịu thiệt hại nặng nề bởi điều hành doanh nghiệp gặp nhiều vướng mắc, cổ đông không thể tiếp cận được thông tin và kết quả là giá cổ phiếu giảm sâu.

Hiện tại, nhiều cuộc họp của tập đoàn không thể thực hiện được. Đơn cử, cuộc họp bất thường HĐQT theo yêu cầu triệu tập cuộc họp của bà Nguyễn Thị Lan Hương và bà Hoàng Thị Phương Lan đã phải dừng lại.

Nguyên nhân được đưa ra là theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2018 số 002/2018/NQ-ĐHĐCĐ ngày 15/8/2018, công ty có HĐQT mới. Tuy nhiên, phán quyết của TAND Quận Ba Đình đã dừng một số nội dung có liên quan đến thành viên HĐQT của nghị quyết này. Do đó, Ocean Group khẳng định chưa rõ được số lượng và tư cách thành viên HĐQT.

Cái sự rối rắm này đã khiến Ocean Group gặp khó khi họp. Không chỉ có vậy, cho đến thời điểm này, tập đoàn vẫn chưa thể nộp báo cáo tài chính quý 3/2018 dù đã quá hạn. Mới đây, Ocean Group đã có công văn xin gia hạn thời gian nộp báo cáo tài chính quý 3/2018. Nguyên nhân được đưa ra là các khúc mắc kể trên.

Trong đơn xin gia hạn nộp báo cáo tài chính quý 3/2018, Ocean Group cho biết: “Công ty đang tiến hành các thủ tục pháp lý và hành chính cần thiết để tòa án và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải thích rõ hơn về trường hợp này. Vì vậy, mọi quyết định của HĐQT ban hành ở thời điểm này sẽ không đảm bảo hiệu lực pháp lý và có thể dẫn tới các tranh chấp phát sinh, khiếu nại, khiếu kiện làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty và quyền, lợi ích hợp pháp của hơn 7.000 cổ đông”.

Việc không tiếp cận được báo cáo tài chính đã gây khó khăn cho cổ đông và nhà đầu tư của Ocean Group. Nó khiến nhà đầu tư khó đưa ra quyết định mua bán cổ phiếu OGC. Điều này đặc biệt quan trọng sau khi cổ phiếu OGC đã giảm rất mạnh trước phán quyết của TAND quận Ba Đình.

Ngày 5/10/2018, sau khi phán quyết này đưa báo chí đưa tin, cổ phiếu OGC ngay lập tức giảm sàn. Sau đó, OGC nối dài chuỗi ngày đi lùi. Đóng cửa phiên giao dịch 1/11, cổ phiếu OGC dừng ở mức 2.640 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 560 đồng/cổ phiếu, tương ứng 18% khiến vốn hóa thị trường Ocean Group giảm hơn 170 tỷ đồng.

Cổ phiếu OGC sụt giảm giá trị, không chỉ 7.000 cổ đông Ocean Group bị ảnh hưởng. Như đã nói ở trên, hơn 72 triệu cổ phiếu OGC thuộc sở hữu của ông Hà Văn Thắm và Công ty Hà Bảo đã bị kê biên để bồi hoàn. Trong gần 1 tháng qua, khối tài sản này sụt giảm khoảng 40 tỷ đồng.

Bảo Linh

1
 

 

Bình luận

Nổi bật

Thương hiệu - Từ niềm tin chuyển hóa thành tài sản

Thương hiệu - Từ niềm tin chuyển hóa thành tài sản

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:36

Từ quan niệm kinh doanh phải giữ uy tín đến tư duy coi thương hiệu là một loại tài sản, các doanh nhân Việt đã có sự đầu tư bài bản cho chiến lược thương hiệu.

Rạng Đông kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm nhà máy

Rạng Đông kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm nhà máy

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:35

(CL&CS)- Mới đây tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông đã long trọng tổ chức Lễ Báo công, kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Công ty (28/4/1964 - 28/4/2024) và 20 năm thành lập Công ty Cổ phần (15/7/2004 - 15/7/2024) với chủ đề “Khát vọng Rạng Đông - 60 năm hành trình theo chân Bác”.

Quý 1/2024, nhân sự ngành ngân hàng giảm 1.437 người

Quý 1/2024, nhân sự ngành ngân hàng giảm 1.437 người

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:34

(CL&CS) - Trong quý 1 vừa qua, lần đầu tiên 27 ngân hàng niêm yết đã cắt giảm nhân sự với số lượng lên đến 1.437 người. Trong đó, 20/27 ngân hàng mẹ đã cắt giảm nhân sự.