Ốc đảo Thanh Đa vào thập kỷ mới: Sống dậy hay dậy sóng rồi... lại thôi?

(CL&CS) - Với nhiều người, sự “quê mùa” của ốc đảo Thanh Đa là nét chấm phá độc đáo giữa lòng một đô thị hiện đại như TP.HCM. Còn với người dân Thanh Đa, đó là “ác mộng” - cơn ác mộng kéo dài triền miên và dai dẳng gần 30 năm qua.

Có lẽ, điều ước đơn giản với người dân Thanh Đa trong năm mới, thập kỷ mới chỉ đơn giản gói gọn trong 2 từ “đổi thay”.

IMG_5850

Ốc đảo “quê mùa” giữa đô thị...

Mọi ngóc ngách vấn đề về quy hoạch treo của ốc đảo Bình Quới - Thanh Đa, Q. Bình Thạnh (Thanh Đa) đã được chỉ ra từ nhiều năm qua, nhưng tất cả vẫn dậm chân tại chỗ. Chính quyền Thành phố và doanh nghiệp đầu tư vẫn loay hoay không lối thoát với cái “đẹp chết người” của mảnh đất này. Có lúc tưởng quyết liệt nhưng rồi lại thôi... và Thanh Đa, chỉ còn những tiếng thở dài, rất dài.

Có lần ông Nguyễn Tấn Phi, một người dân Thanh Đa nói với người viết bài này: “Cảm giác sống trên hàng ngàn m2 đất vàng mà nuôi bò, trồng lúa... nó giống làm tỷ phú mà phải đi ăn xin vậy. Cứ thử đặt mình vào cảm nhận rồi sẽ thấu hiểu nỗi khổ của người dân Thanh Đa ngay thôi!”. Đó rõ ràng là một sự thật chua chát, khó nuốt với mỗi người dân thuộc vùng quy hoạch treo này.

Quy hoạch từ năm 1992, Thanh Đa từng được kỳ vọng là đô thị sinh thái hiện đại, tiện nghi bậc nhất TP.HCM. Nhưng rồi sau bao đổi thay, biến động của thời cuộc, Thanh Đa giờ đây vẫn lỗi thời với những căn nhà xập xệ, những dãy chung cư cũ rích hơn 50 năm tuổi và hạ tầng loang lổ, chắp vá... Thanh Đa như một miền quê nghèo lẻ loi giữa lòng đô thị hạng sang một cách buồn tủi.

Với người dân Thanh Đa, quá khó để chấp nhận sự thật này, khi chỉ ngay bên kia sông là khu nhà giàu Thảo Điền (Q.2) với những biệt thự triệu USD lung linh ánh đèn về đêm, nhộn nhịp giữa ban ngày. Cũng chỉ ngay bên sông, là một Thủ Đức đi sau... lại về trước, với những dãy phố rực sáng, những tòa nhà chung cư cao cấp vài tỷ đồng/căn. Thanh Đa lủi thủi trong “vai” gã nhà nông nghèo với một vùng nông thôn bình lặng, với đàn bò, luống rau, ruộng lúa, vườn cây, ao hồ... và còn cả những vùng đất hoang hóa, cỏ mọc cao khỏi đầu, bì bõm nước.

Những trở ngại trong bài toán quy hoạch vĩ mô của các nhà hoạch định chính sách đã vô tình biến cuộc sống người dân rơi vào bế tắc. Nhà cửa không được cấp phép xây dựng mới, hay đơn giản là cấp phép sửa chữa cũng đầy khó khăn.

Trong nhiều năm liền, các giao dịch bất động sản của khu vực này cũng gần như bị vô hiệu hóa do đất thuộc diện thu hồi làm dự án trong khi giá đất đai TP.HCM biến động liên tục. Các khu vực lân cận như Thủ Đức, Thảo Điền, Gò Vấp hay chính tại Bình Thạnh ở bên kia cầu đã tăng gấp vài chục lần. Nhiều người dân Thanh Đa nói nửa giận hờn, nửa buông bỏ vì mệt mỏi: “Trời kêu ai nấy dạ, số phận đã chọn thì chịu”. 

IMG_5908
IMG_6007
IMG_6019
IMG_6022
IMG_6032
IMG_6041

... và tia sáng cuối đường

Giờ thì đã khác, một tia hy vọng vừa lóe lên cho vùng đất bị “lãng quên” này - Luật xây dựng sửa đổi, bổ sung, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.

Theo luật sư Nguyễn Viết Giao, Đoàn Luật sư TP.HCM thì khoản 33 Điều 1 Luật Xây dựng 2020 sửa đổi quy định: Trường hợp sau 3 năm công bố kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện đã được công bố mà không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được quyền đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều này.

Theo đó, từ ngày 1/1/2021, nếu đất vẫn thuộc diện quy hoạch nhưng cơ quan có thẩm quyền chưa thu hồi đất để thực hiện dự án (quy hoạch treo) thì người sử dụng đất được quyền đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn (thời hạn theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng).

Trước đó, khoản 5 Điều 94 Luật Xây dựng 2014, nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực đã có quy hoạch phân khu xây dựng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và có kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện thì không cấp giấy phép xây dựng có thời hạn mà chỉ cấp phép sửa chữa, cải tạo nhưng thủ tục cũng rất nhiêu khê.

Như vậy, đối với Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung lần này, người dân Thanh Đa đã có thể thở phào nhẹ nhõm và kỳ vọng vào những điều mới mẻ trong năm 2021. Trước mắt, việc xây dựng, sửa chữa nhà ở vốn quá cũ kỹ và nhiêu khê trong nhiều năm qua của người dân sẽ được xóa bỏ. Thay đổi tích cực này về mặt xây dựng hoàn toàn có thể là “bàn đạp” để vực dậy một Thanh Đa, nhiều tiềm năng nhưng bị nhận chìm suốt gần 30 năm ròng rã. Tết này, với bà con Thanh Đa có lẽ... lòng đang mở cờ! 

Trước mắt, việc xây dựng, sửa chữa nhà ở vốn quá cũ kỹ và nhiêu khê trong nhiều năm qua của người dân sẽ được xóa bỏ. Thay đổi tích cực này về mặt xây dựng hoàn toàn có thể là “bàn đạp” để vực dậy một Thanh Đa, nhiều tiềm năng nhưng bị nhận chìm suốt gần 30 năm ròng rã.

Nguyễn Hải Sâm

Bình luận

Nổi bật

Hòa Bình thông qua phương án phát hành 274 triệu cổ phiếu

Hòa Bình thông qua phương án phát hành 274 triệu cổ phiếu

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 10:16

(CL&CS) - Sau những kết quả tích cực ở thị trường nước ngoài, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Hòa Bình) thông qua phương án phát hành 274 triệu cổ phiếu riêng lẻ tăng nguồn vốn.

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 10:16

Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:04

(CL&CS) - Ra mắt vào năm 2023, chương trình hội viên WIN đã thu hút số lượng 8,5 triệu vào cuối quý 1/2024 và Masan dự kiến ​​sẽ đạt 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025.