Văn hóa và Đời sống
Thứ ba, 10/09/2024, 12:08 PM

Nữ giáo sư ngành Ngôn ngữ học đầu tiên của Việt Nam

Bà là nữ giáo sư ngành Ngôn ngữ học đầu tiên của Việt Nam, được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ nhờ những đóng góp to lớn của mình.

Giáo sư Hoàng Thị Châu được biết đến là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực ngôn ngữ học, đồng thời là nữ giáo sư đầu tiên của ngành này tại Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp của bà gắn liền với những đóng góp to lớn cho nền ngôn ngữ học nước nhà, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số và phương ngữ tiếng Việt.

Nữ du kích Hoàng Thị Châu

Bà Hoàng Thị Châu, sinh năm 1934 tại vùng ngoại ô thành phố Huế, xuất thân trong một gia đình có truyền thống hoạt động cách mạng. Cùng với hai chị em, bà đã tham gia kháng chiến chống Pháp và trở thành nguyên mẫu cho nhân vật Châu - nữ du kích nhỏ bé trong tác phẩm "Đội thiếu niên du kích thành Huế" của Văn Tùng, theo thông tin từ báo Thanh Niên.

Giáo sư Hoàng Thị Châu (Ảnh: Thành Long)

Giáo sư Hoàng Thị Châu (Ảnh: Thành Long)

Khi còn đang vừa học vừa tham gia hoạt động cách mạng tại Huế, bà Hoàng Thị Châu hai lần bị địch bắt, nhưng ý chí cách mạng của bà không hề bị lung lay. Do cơ sở cách mạng bị lộ, bà buộc phải rời Huế. Khi đó, bà đang đứng lớp dạy học thì bị địch bất ngờ ập đến vây bắt. Nhờ có người báo tin kịp thời, bà đã thoát khỏi vòng vây và ra chiến khu an toàn.

Năm 1955, bà được kết nạp Đảng và sau đó vượt tuyến ra Bắc. Một năm sau, bà được cử sang Liên Xô để theo học tại Đại học Tổng hợp Lomonosov. Đến năm 1962, sau khi tốt nghiệp, bà trở về nước và công tác tại tổ Bộ môn Ngôn ngữ học, Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Tại đây, bà nhanh chóng thu hút sự chú ý của giới chuyên môn qua những nghiên cứu giá trị của mình.

Sau đó, bà tập trung nghiên cứu sâu về các lĩnh vực như địa danh học, phương ngữ học, phương pháp giảng dạy tiếng Việt, ngôn ngữ và chữ viết của các dân tộc thiểu số, trở thành chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực này.

Nữ giáo sư ngành Ngôn ngữ học đầu tiên của Việt Nam

Trong những năm sau đó, bà vừa giảng dạy vừa thực hiện nhiều nghiên cứu quan trọng, trở thành chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ngôn ngữ học. Bà đã xuất bản nhiều công trình nghiên cứu có giá trị như Vấn đề xác minh các tộc người ở Việt Nam, Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua những tên sông, và Cương vực nước Văn Lang qua tài liệu ngôn ngữ.

Sau 13 năm công tác tại tổ Bộ môn Ngôn ngữ học, bà Hoàng Thị Châu được cử sang Cộng hòa Dân chủ Đức (cũ) làm chuyên gia giảng dạy tiếng Việt. Năm 1980, bà bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và xuất bản một cuốn sách dạy tiếng Việt bằng tiếng Đức, góp phần quan trọng trong việc giới thiệu tiếng Việt ra quốc tế. Cuốn sách của bà tiếp tục được sử dụng làm giáo trình giảng dạy tiếng Việt tại Đại học Humboldt ngay cả sau khi nước Đức thống nhất.

Khi trở về nước, bà đảm nhận vị trí Chủ nhiệm Bộ môn Ngôn ngữ học thuộc Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong vai trò này, bà cùng các cộng sự đã hoàn thành bộ sách dạy tiếng Việt lớp 3, làm tài liệu giảng dạy cho học sinh Campuchia, đóng góp vào sự phát triển giáo dục và đào tạo ngôn ngữ tại Việt Nam và khu vực.

Năm 1991, bà được phong học hàm giáo sư, trở thành nữ giáo sư đầu tiên của ngành Ngôn ngữ học Việt Nam (Ảnh: Thành Long)

Năm 1991, bà được phong học hàm giáo sư, trở thành nữ giáo sư đầu tiên của ngành Ngôn ngữ học Việt Nam (Ảnh: Thành Long)

Năm 1991, bà được phong học hàm giáo sư, trở thành nữ giáo sư đầu tiên của ngành Ngôn ngữ học Việt Nam.

Đặc biệt, vào năm 2005, bà Hoàng Thị Châu vinh dự nhận Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ, với công trình tiêu biểu là "Tiếng Việt trên các miền đất nước". Đây là sự công nhận đáng giá cho những đóng góp to lớn của bà đối với ngôn ngữ học Việt Nam.

Bà đã cũng nhiều công trình nghiên cứu quan trọng, trong đó có những đóng góp to lớn trong việc phân loại và mô tả hệ thống âm vị của các ngôn ngữ thiểu số, đồng thời đề xuất các biện pháp bảo tồn ngôn ngữ. 

“Nhìn vào hành trình khoa học của bà, nhiều đấng "anh hùng" của phái mày râu phải sửng sốt. Bà đã xuất bản 7 cuốn sách và công bố 56 bài báo. Với một nhà khoa học nữ, con số trên quả là một kỷ lục không mấy ai đạt tới. Nó làm cho nhiều người phải kính nể, nhất là trong ngành ngôn ngữ học”, PGS Nguyễn Hữu Đạt, Khoa Ngôn ngữ học, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, chia sẻ về bà Hoàng Thị Châu.

Vào tháng 8/2020, sau một thời gian chống chọi với bệnh tật, mặc dù đã nhận được sự tận tình chăm sóc từ gia đình và các bác sĩ, nhưng do tuổi cao sức yếu, GS.TS, Nhà giáo Nhân dân Hoàng Thị Châu đã qua đời tại nhà riêng, hưởng thọ 87 tuổi.

Cuộc đời và sự nghiệp của bà là một tấm gương sáng về sự kiên trì, đam mê với tri thức, cống hiến không ngừng nghỉ cho khoa học và giáo dục.

Tổng hợp

Dương Uyển Nhi

Bình luận

Nổi bật

Đà Nẵng: Nhà hàng Danaksara mở cửa trở lại mang hơi thở tinh hoa ẩm thực Miền Trung

Đà Nẵng: Nhà hàng Danaksara mở cửa trở lại mang hơi thở tinh hoa ẩm thực Miền Trung

sự kiện🞄Chủ nhật, 23/03/2025, 08:34

(CL&CS0 - Nhằm đáp ứng sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch và xu hướng khám phá văn hóa ẩm thực địa phương ngày càng gia tăng, nhà hàng Danaksara chính thức mở cửa trở lại, mang đến cho du khách cơ hội trải nghiệm tinh hoa ẩm thực Miền Trung trong không gian mang đậm bản sắc văn hóa. Ẩm thực miền Trung – Di sản quý giá trong dòng chảy du lịch Việt Nam Miền Trung Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng không chỉ với những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp mà còn với nền ẩm thực phong phú, đậm đà hương vị địa phương. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, ẩm thực không chỉ là một phần của trải nghiệm mà còn trở thành cầu nối văn hóa, giúp du khách hiểu hơn về vùng đất họ đặt chân đến. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của ẩm thực trong hành trình khám phá của du khách, nhà hàng Danaksara ra đời với sứ mệnh gìn giữ và phát huy tinh hoa ẩm thực miền Trung, mang đến một không gian ẩm thực độc đáo nơi du khách có thể thưởng thức những món ăn truyền thống được chế biến từ những nguyên liệu địa phương tươi ngon nhất. Trải nghiệm văn hóa qua từng món ăn Tọa lạc tại khuôn viên biệt thự Furama Villas Đà Nẵng, nhà hàng Danaksara là sự giao thoa giữa nét truyền thống và hiện đại, giữa không gian xanh mát và những câu chuyện ẩm thực giàu bản sắc. Với thực đơn phong phú, Danaksara tái hiện trọn vẹn hương vị miền Trung qua các món ăn quen thuộc như gỏi sứa trộn vả, ram chiên tôm thịt, canh chua cá lóc, cá kho truyền thống trong niêu đất, heo ba chỉ kho nước dừa, rau lang luộc chấm mắm nêm, cá cấn kho nghệ, cá chuồn chiên củ nén, ốc um chuối, heo quay bánh hỏi, mì Quảng, bún bò Huế, bún chả cá Đà Nẵng… Mỗi món ăn không chỉ là một công thức nấu nướng, mà còn là một câu chuyện về phong tục, tập quán và đời sống của người dân miền Trung. Nhà hàng không chỉ phục vụ du khách mà còn mang đến những trải nghiệm văn hóa trọn vẹn qua cách bày trí, phong cách phục vụ và sự tận tâm trong từng món ăn. Mục tiêu của Danaksara không chỉ là một địa điểm ẩm thực mà còn là một điểm đến để du khách tìm hiểu, cảm nhận và yêu mến văn hóa miền Trung Việt Nam. Ẩm thực – Động lực thúc đẩy du lịch bền vững Trong bối cảnh du lịch đang phục hồi mạnh mẽ, xu hướng du lịch ẩm thực ngày càng trở thành động lực thu hút du khách quốc tế và trong nước. Du khách không chỉ muốn ngắm nhìn cảnh đẹp mà còn mong muốn trải nghiệm văn hóa qua ẩm thực, tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của từng món ăn. Bằng việc tập trung vào các món ăn truyền thống và cách chế biến chuẩn vị, Danaksara mong muốn góp phần quảng bá ẩm thực miền Trung ra thế giới, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của du lịch địa phương. Nhà hàng cam kết sử dụng nguyên liệu từ nguồn cung cấp uy tín, hỗ trợ các hộ nông dân và ngư dân địa phương, qua đó tạo nên một hệ sinh thái du lịch bền vững, bảo tồn giá trị văn hóa, đồng thời mang lại trải nghiệm ẩm thực đẳng cấp cho du khách. Sự trở lại của nhà hàng Danaksara không chỉ là một dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển của Furama Villas Đà Nẵng mà còn là một bước tiến trong việc nâng tầm du lịch ẩm thực của miền Trung Việt Nam.

Nghê sĩ Trung Dân phản ánh thực trạng mê túi mù bất chấp của giới trẻ

Nghê sĩ Trung Dân phản ánh thực trạng mê túi mù bất chấp của giới trẻ

sự kiện🞄Thứ bảy, 22/03/2025, 10:53

(CL&CS) - Các tập phim từ 16 đến 18 trong chương trình Cười Cùng Bác Ba Phi lên sóng thời gian qua đã mang đến những câu chuyện cảm động và bài học nhân văn sâu sắc, xoay quanh những vấn đề thực tế trong cuộc sống hiện nay.

Hoài Thương trở lại đầy bản lĩnh với ca khúc Lẻ Bạn

Hoài Thương trở lại đầy bản lĩnh với ca khúc Lẻ Bạn

sự kiện🞄Thứ bảy, 22/03/2025, 10:31

(CL&CS) - Đánh Thức Đam Mê 2025 - Tập 3 mang đến những màn trình diễn đặc sắc từ các thí sinh tài năng. Các thí sinh đã chinh phục khán giả bằng giọng hát truyền cảm, kỹ thuật điêu luyện và những câu chuyện âm nhạc riêng.