Dữ liệu cũ
Chủ nhật, 23/02/2014, 09:25 AM

Nơi thuốc phiện từng được trồng như… ngô

 - Xưa kia người ta biết đến Mường Lát (Thanh Hóa) là nơi trung chuyển ma túy từ Lào sang Việt Nam. Nay thì khác, ma túy đã không còn nữa. Bà con nơi đây đang được sống trong cảnh yên bình nơi biên ải.

Đêm thế kỷ trước

Những năm khoảng 1985, đồng bào Mông ở phía bắc bắt đầu có cuộc di dân lịch sử
theo đường biên tìm về Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa với khoảng 196km đường
biên giới giáp tỉnh Hủa Phăn nước bạn Lào.

Những ngày ở xã Pù Nhi (huyện Mường Lát) chúng tôi được nghe rất nhiều câu
chuyện của đồng bào người Mông nơi đây. Pù Nhi có 13 bản là người Mông nhưng
đông nhất là Cá Nọi, Cơm, Hua Pù. Trước đây ở vùng đất này rừng núi còn hoang
sơ, người thưa thớt nên ít bị tác động của bàn tay con người.

Trong các cuộc di dân tự do của người Mông dai dẳng mãi tới tận 1990. Với người
Mông họ xem đây là nơi có thể phá rừng làm rẫy, trồng thuốc phiện và người
nghiện thì không thể đếm xuể. Ngày đó, nơi đây được người ta gọi là “thủ phủ”
thuốc phiện.

Khi có chủ trương của nhà nước về việc phá cây thuốc phiện chuyển sang trồng các
cây nông lâm nghiệp. Với mục tiêu đưa nơi đây thoát khỏi “thảm cảnh” thuốc phiện
cho đồng bào, ông Lương Văn Xích Chủ tịch UBND xã Pù Nhi cho biết, khoảng đầu
năm 1993, ở vùng đất này người ta trồng thuốc phiện như trồng ngô, trồng lúa bây
giờ. Việc phá bỏ thứ cây tập tục của người dân là vô cùng khó khăn.

Hằng năm, cứ vào mùa giáp tết người dân nơi đây từ già đến trẻ nhỏ lại dắt díu
nhau vào rừng phá rẫy trồng thuốc phiện. Mỗi lần đi từ một tuần tới 10 ngày
mới trở về bản và liên tục như vậy khoảng một tháng thì quay lại đốt chụi chờ
mưa và gieo hạt hoa anh túc.

Anh Lường Văn Tho (bản Hua Pù) người xưa kia cũng đã từng theo cha vào rừng sâu
đốt nương trồng cây hoa anh túc. Tho kể, vào đầu tháng hai, tháng 3 âm lịch đồng
bào ta sẽ đi thu hoạch nhựa từ quả thuốc phiện sau đó đổ vào bát nhỏ phơi dưới
trời nắng khoảng 3 đến 4 ngày cho nhựa cô cứng, sau đó bán cho con buôn.

Lúc này bọn tư thương từ khắp mọi nơi lặn lội về đến tận rẫy
của bà con để mua thuốc, thậm chí trầu trực cả chục ngày trời để gom hàng mang
đi những nơi khác bán hoặc sơ chế rồi quay lại bán cho đồng bào.

Chỉ tay về bãi ngô xưa kia là bãi trồng cây thuốc phiện xanh dì, Tho bảo:
“Xưa hoa anh túc tràn từ đỉnh trời xuống tận sát các sông suối, mặc dù trồng ở
dưới không cho nhựa nhiều nhưng họ vẫn trồng. Lúc đó trên mỗi quả đồi, thậm chí
sau mỗi nóc nhà ngập tràn hoa anh túc, còn người nghiện thì không thể thống kể
hết”.

‘Giải cứu’ đồng bào

Quả thật, với tôi câu chuyện về trồng hoa anh túc và đồng bào bị đầu độc bởi
thuốc phiện đã tự đưa họ vào những “đêm trường” ma túy. Những người đứng
ngoài cuộc như chúng tôi không thể tin nổi ở thời điểm đó họ lại có thể
phá bỏ được cây hoa anh túc này. 

Chủ trương phá bỏ cây thuốc phiện vào năm 1993 đã đem đến “luồng gió” mới cho
vùng đất miền rừng. Cuộc chiến với thuốc phiện diễn ra gian nan hơn nhiều. Ông
Lương Văn Xích nhắc lại lời của nguyên Chủ tịch UBND xã Pù Nhi lúc bấy giờ là
anh Thao Văn Lênh:

“Với tôi cuộc chiến dẹp bỏ cây thuốc phiện mất nhiều công sức, sức khỏe hơn
cả những năm tháng chiến đấu với giặc Mỹ, không làm không được, không thuyết
phục được đồng bào trồng cây thuốc phiện thì mình có lỗi với đồng bào dân tộc
mình, vì thế cứ phải kiên quyết làm đến cùng”.

Anh Xích bảo, lúc đó mình đang còn nhỏ nhưng khi nghe cán bộ khuyên bỏ cây thuốc
phiện thì mới no cái bụng được, vậy mà dần dần đồng bào ta cũng đã bỏ thói quen
trồng cây thuốc phiện.

Chỉ thị 06 về xóa bỏ cây thuốc phiện thực sự đã đem lại sắc thái mới cho đồng
bào và “giải cứu” đồng bào thoát khỏi những “đêm trường” của thuốc phiện. 

Theo ông Xích, đến nay nhiều bà con đã có xe máy đi, biết trồng ngô sắn, đưa con
đến trường. Biết rằng khó khăn ở vùng đất này vẫn cần sự đầu tư của nhà nước
nhiều hơn nữa.

Bên cạnh đó việc mở rộng đường và cây cầu mới bắc sông nối
giữa Quốc lộ 15A với các bản trong xã sẽ là cơ hội đưa đồng bào thoát nghèo.

Lê Anh

Nguồn: vietnamnet.net

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.