Thứ năm, 11/04/2024, 15:32 PM

Niềm tin gia tăng

(CL&CS) - “Doanh nghiệp châu Âu đặt niềm tin vào thị trường Việt Nam”- đây là nhận định đưa ra trong Báo cáo Chỉ số Niềm tin kinh doanh của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) công bố ngày 8/4.

Niềm tin của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi.

Niềm tin của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi.

Nhận định được đưa ra từ khảo sát hơn 1.400 thành viên, chỉ số niềm tin vào thị trường Việt Nam của các doanh nghiệp châu Âu quý 1/2024 đã tăng cao nhất kể từ năm 2022 đến nay với 52,8 điểm. Báo cáo cũng cho biết thêm, 40% doanh nghiệp châu Âu có kế hoạch mở rộng lực lượng lao động trong quý 2 tại Việt Nam; 71% doanh nghiệp đánh giá tích cực về triển vọng hoạt động dài hạn tại Việt Nam trong 5 năm tới; 54% doanh nghiệp có thể sẽ giới thiệu Việt Nam cho các doanh nghiệp nước ngoài khác...

Chỉ số niềm tin của doanh nghiệp châu Âu cũng có sự tương đồng trong xu hướng phục hồi tích cực của nền kinh tế Việt Nam. Đó là, GDP của nền kinh tế quý 1 ước đạt 5,66% so với cùng kỳ năm trước, vượt kịch bản đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP (5,6%) và là mức tăng cao nhất của quý 1 kể từ năm 2022. Thực tế nền kinh tế đang cho thấy khởi sắc trên nhiều lĩnh vực như: kim ngạch xuất nhập khẩu đang phục hồi với nhiều ngành hàng tăng trưởng xuất khẩu rất tốt; tín dụng sau những tháng tăng trưởng âm nay đã có chỉ số dương, lãi suất cho vay tiếp tục hạ; thị trường giá cả cơ bản ổn định, chỉ số CPI trong tầm kiểm soát; thị trường bất động sản đang ghi nhận sự “rã băng” ở một số phân khúc; thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng trở lại và những bất cập đang được nỗ lực khắc phục; vốn đầu tư nước ngoài chất lượng cao tăng trưởng tốt; lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã vượt đỉnh năm 2019...

Nhìn thẳng thực tế, nền kinh tế nước ta đang có đà phục hồi mạnh mẽ. Đây là khởi đầu tốt đẹp để những quý sau có mức tăng trưởng đạt và cao hơn mục tiêu đề ra. Đó cũng là yêu cầu và trách nhiệm đối với các bộ, ngành, địa phương và toàn thể cộng đồng kinh doanh cần nỗ lực hơn cho chỉ số quan trọng nhất của nền kinh tế. Những nội dung Nghị quyết 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch triển kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 cần được quyết liệt triển khai. Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cần được thể hiện rõ trong triển khai các nhiệm vụ này. Đồng thời, tăng cường, khuyến khích tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để mọi tiềm năng, động lực được khơi dậy, góp vào sự tăng trưởng của của nền kinh tế.

Cộng đồng kinh doanh tin tưởng, hoạt động của bộ máy hành chính gia tăng hiệu quả, cơ chế chính sách ngày càng hoàn thiện, đồng bộ đang cộng hưởng những xung lực để nền kinh đất nước đạt những thành tựu mới.

Theo Tạp chí Hải quan

Bình luận

Nổi bật

Phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ

Phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 09:19

(CL&CS) - Ngày 23/4/2024, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đồng Hỷ tổ chức hội nghị tập huấn, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ năm 2024. Tham gia hội nghị có gần 80 đại biểu là hội viên phụ nữ; cán bộ, công chức các xã, thị trấn; đại diện các hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.

Tầm nhìn chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua hồi ức người lính Điện Biên

Tầm nhìn chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua hồi ức người lính Điện Biên

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 12:42

(CL&CS) - Trong hồi ức của Trung tướng Đặng Quân Thụy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị Tổng Tư lệnh có tài thao lược với tầm nhìn chiến lược làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

sự kiện🞄Thứ tư, 17/04/2024, 08:40

(CL&CS) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.