Nhu cầu tăng mạnh, liệu giá thép có giảm?

(CL&CS)- Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) về tình hình thị trường thép tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2021, sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép tăng khá so với những nhận định trước đó.

Thời gian qua, giá thép trong nước đã tăng phi mã 40-45% so với quý IV/2020. Cơn sốt nóng của giá thép bắt nguồn từ giá nguyên liệu đầu vào của mặt hàng này không ngừng tăng. Trong khi ngành thép Việt Nam phụ thuộc phần lớn từ nguồn nhập khẩu với nguyên liệu sản xuất đầu vào, như quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite...

Phân tích nguyên nhân giá thép trong nước liên tục tăng trong thời gian qua, VSA cho biết các yếu tố tác động đến giá thép xây dựng trong nước chủ yếu đến từ việc giá nguyên liệu tăng mạnh. Cụ thể, tháng 3/2021, giá thép phế nội địa tăng 300 đồng/kg, giữ mức 8.850 - 9.100 đồng/kg. Giá thép phế nhập khẩu ở mức 438 USD/tấn. Giá quặng sắt ngày 5/5/2021 giao dịch ở mức 188-190 USD/tấn CFR (tiền hàng cộng cước) cảng Thiên Tân, Trung Quốc, tăng khoảng 50 USD/tấn, tương ứng với mức tăng 25-39% so với đầu tháng 12/2020. Giá phôi nhập khẩu cũng tăng ở mức 17 USD/tấn, đạt 606 - 608 USD/tấn.

Lượng phôi thép sản xuất trong nước hiện mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% thị phần, còn lại phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc đang hạn chế xuất khẩu phôi để điều chỉnh tăng giá, điều này khiến các nước nhập khẩu trong đó có Việt Nam bị động về nguyên liệu. “Dự kiến trong năm 2021, Việt Nam sẽ tiếp tục phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép như quặng sắt cho các lò cao khoảng hơn 18 triệu tấn, thép phế liệu khoảng 6 - 6,5 triệu tấn cho các lò điện”, VSA nhấn mạnh.

Đà tăng giá thép không chỉ đến từ giá nguyên vật liệu tăng cao mà còn đến từ việc thiếu nguồn cung, đặc biệt là thị trường Mỹ và châu Âu. Ngoài ra, tình hình thương mại căng thẳng giữa các nước trên thế giới, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, xu hướng gia tăng bảo hộ thương mại cũng là những nguyên nhân tác động đến giá thép.

steel-rebar1

VSA đánh giá, thị trường thép cuộn cán nóng (HRC) thế giới biến động, khiến thị trường trong nước tiếp tục khó khăn do doanh nghiệp sản xuất thép dẹt (CRC, tôn mạ, ống thép...) sử dụng HRC làm nguyên liệu sản xuất. Hiện tại, công suất HRC trong nước đạt khoảng từ 5 - 6 triệu tấn.

Tuy nhiên, trong năm 2020, Việt Nam đã nhập siêu thép cuộn cán nóng đến 9,3 triệu tấn, do vậy, dự kiến trong năm 2021, Việt Nam vẫn tiếp tục phải nhập khẩu một lượng lớn thép cuộn cán nóng để phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước.

Dù xuất khẩu tăng, nhưng về tổng thể, ngành thép trong nước vẫn tiếp tục nhập siêu. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trong năm 2020 đạt gần 5,26 tỷ USD, nhưng nhập siêu của ngành vẫn lên tới 4,6 tỷ USD. Trong 4 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu thép các loại gần 5,1 triệu tấn, trị giá 3,73 tỷ USD, tăng 14% về lượng và 36,5% về trị giá và đưa giá trị nhập siêu lên trên 1 tỷ USD.

Trước tình hình giá thép tăng cao đột biến, Bộ Công thương cho biết, đang xem xét để kiến nghị Chính phủ, các cơ quan liên quan ban hành các chính sách kiểm soát xuất khẩu đối với các loại thép trong nước đang có nhu cầu.

Bộ Công thương cũng có Văn bản số 2612/BCT-CN gửi VSA và các doanh nghiệp, các nhà sản xuất thép lớn trong nước đề nghị rà soát, xem xét các vấn đề liên quan đến nguyên liệu đầu vào, tiết giảm các chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, có biện pháp tăng công suất sản xuất thép để đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước, hạn chế xuất khẩu các mặt hàng, sản phẩm thép trong nước đang có nhu cầu.

Tuy nhiên, kiến nghị ban hành chính sách kiểm soát xuất khẩu đối với các loại thép trong nước đang có nhu cầu, nhiều ý kiến cho rằng, thép không phải mặt hàng thiết yếu, hạn chế xuất khẩu sẽ làm mất đi cơ hội phát triển của doanh nghiệp sản xuất trong nước khi thị trường đang thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu. Trong khi Việt Nam đã tham gia hội nhập với 14 FTA đang có hiệu lực, là nền kinh tế thị trường, mở cửa với thế giới, doanh nghiệp, người tiêu dùng vẫn phải chấp nhận để thị trường điều tiết giá cả sản phẩm hàng hóa. 

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 11:56

(CL&CS) - CTCP Tập đoàn Lộc Trời (Lộc Trời) có quý 1/2024 tăng trưởng vượt bật về doanh thu với 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu tăng trưởng mạnh chủ yếu đến từ ngành lương thực với mức tăng trưởng 96%.

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 08:11

(CL&CS) - Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của CTCP Tập đoàn Masan ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh (thu nhập trước lãi vay và thuế - EBIT) tăng trưởng 70% so với cùng kỳ năm trước cho thấy sự phục hồi tích cực của thị trường tiêu dùng và đà tăng trưởng của những phát kiến chiến lược.

Hành trình khởi nghiệp của ông chủ NextTech qua lời kể của mẹ: Bán 2 miếng đất để mua máy tính cho con học lập trình, lập công ty từ 2 triệu đồng tiền viết phần mềm thuê

Hành trình khởi nghiệp của ông chủ NextTech qua lời kể của mẹ: Bán 2 miếng đất để mua máy tính cho con học lập trình, lập công ty từ 2 triệu đồng tiền viết phần mềm thuê

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 06:40

Ông đã từ kể lại quãng thời gian khởi nghiệp của mình với "ba không": không vốn, không trụ sở và cơ sở vật chất, không có nhân viên.