Thứ sáu, 23/07/2021, 08:08 AM

Nhiều doanh nghiệp tham gia vào sản xuất, lắp ráp ô tô

(CL&CS) - Tính đến nay, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có khoảng trên 40 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, lắp ráp xe ô tô bao gồm ô tô con, ô tô tải, ô tô khách, ô tô chuyên dùng và ô tô sát xi...

Nhiều doanh nghiệp tham gia vào sản xuất, lắp ráp ô tô. Ảnh: minh họa

Nhiều doanh nghiệp tham gia vào sản xuất, lắp ráp ô tô. Ảnh: minh họa

Theo bộ Công Thương, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã bắt đầu được hình thành và chú trọng phát triển cách đây hơn 20 năm (1991), muộn hơn so các nước trong khu vực khoảng 30 năm, nhưng trong 3 năm trở lại đây, ngành đã phát triển khá nhanh.

Theo số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam, sản lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước bao gồm cả loại hình xe được sản xuất, lắp ráp từ linh kiện rời và loại hình xe được sản xuất, lắp ráp từ xe sát xi cơ sở hoặc xe mới khác đã được chứng nhận thấy rõ.

Năm 2018, số lượng xe sản xuất lắp ráp trong nước đạt 287.586 xe. Năm 2019, con số đó là 339.151 xe và năm 2020 là 323.892 xe.

Bộ Công Thương nhận định, các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp trong nước đã bước đầu khẳng định vai trò, vị trị đối với thị trường ô tô trong nước và đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng lẫn chất.

Tính đến hết năm 2020, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có khoảng trên 40 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, lắp ráp xe ô tô bao gồm ô tô con, ô tải, ô tô khách, ô tô chuyên dùng và ô tô sát xi.

Một số doanh nghiệp nội địa đã tham gia tích cực vào chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu. Tổng công suất lắp ráp theo thiết kế khoảng 755 nghìn xe/năm, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 35%, số còn lại là doanh nghiệp trong nước.

Tổng công suất lắp ráp theo thiết kế đối với xe dưới 9 chỗ cũng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Trong 3 năm trở lại đây, sản lượng sản xuất, lắp ráp xe dưới 9 chỗ trên thực tế đã đáp ứng khoảng 70% nhu cầu trong nước.

Các chủng loại xe tải nhẹ dưới 7 tấn, xe khách từ 25 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng sản xuất trong nước đã đạt tỷ lệ nội địa hóa cao: khoảng 50% đối với xe tải nhẹ và trên 60% đối với xe khách và đạt mục tiêu đề ra, đáp ứng cơ bản nhu cầu thị trường nội địa. Trong đó, một số loại sản phẩm như xe khách, xe con do Thaco sản xuất, lắp ráp đã xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, Philippines… 

Bên cạnh năng lực sản xuất và lắp ráp, các doanh nghiệp ô tô trong nước đã đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng tỷ USD/năm, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động trực tiếp. 

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, thời gian qua, việc ngày càng nhiều doanh nghiệp gia nhập vào phân khúc lắp ráp, sản xuất ô tô đã khiến chất lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu đã được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

Nguyễn Ngọc

Bình luận

Nổi bật

Ứng dụng IoT trong sản xuất giúp nâng cao chất lượng và tăng năng suất

Ứng dụng IoT trong sản xuất giúp nâng cao chất lượng và tăng năng suất

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:25

(CL&CS)- Chiều ngày 26/4, Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông tổ chức triển lãm các thành tựu sau 4 năm chuyển đổi số (2020 - 2024) và Workshop: Từ nhà máy thông minh đến ngôi nhà thông minh tại Trung tâm hội nghị quốc gia.

Ninh Thuận: Thúc đẩy hoạt động tăng năng suất của doanh nghiệp

Ninh Thuận: Thúc đẩy hoạt động tăng năng suất của doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 16:07

(CL&CS) - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành Kế hoạch số 1489/KH-UBND về tổng thể nâng cao năng suất chất lượng dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Bắc Ninh: 'Dưa gang muối Quế Võ' được chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu

Bắc Ninh: 'Dưa gang muối Quế Võ' được chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

(CL&CS)- Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với UBND thị xã Quế Võ tổ chức Lễ công bố Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận “Dưa gang muối Quế Võ”.