Dữ liệu cũ
Thứ tư, 31/10/2018, 09:38 AM

Nhà văn kiếm hiệp huyền thoại Kim Dung qua đời ở tuổi 94

(NTD) - Nhà văn Kim Dung, tác giả của hàng loạt tác phẩm võ hiệp danh tiếng: "Thiên long bát bộ, Tiếu ngạo giang hồ, Anh hùng xạ điêu, Lộc Đỉnh Ký, Ỷ thiên đồ long ký"... đã qua đời ngày 30/10, thượng thọ 94 tuổi. Ông cũng là một trong những cây đại thụ hiếm hoi trong văn học kiếm hiệp Hoa ngữ, tự xây dựng nên một thế giới võ hiệp với các anh hùng trượng nghĩa, tinh thần hào sảng với hàng loạt tác phẩm để đời.

 Nhà văn Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung, sinh ngày 6/2/1924 qua đời tại bệnh viện Hong Kong (Trung Quốc)  sau thời gian dài chiến đấu với bệnh tật. Con rể của ông là Ng Wai Cheong xác nhận thông tin này với AFP, The Straits Times và South China Morning Post … vào tối cùng ngày.

Kim Dung sinh năm 1924 tại tỉnh Triết Giang (Trung Quốc) trong một gia tộc khoa bảng (ông cố là nhà thơ nổi tiếng còn ông nội là tri huyện Đan Dương ở tỉnh Giang Tô). Ông là tác giả tiểu thuyết võ hiệp xuất sắc nhất thế kỷ 20, được mệnh danh là "Võ lâm minh chủ" về sách kiếm hiệp. Ông cũng là người sáng lập tờ “Minh Báo” nổi tiếng tại Hong Kong.

KimDung
Tiểu thuyết gia Kim Dung nổi tiếng với hàng loạt tác phẩm võ hiệp kinh điển, vừa qua đời ở tuổi 94 (Ảnh: AFP)

Tuy tốt nghiệp cử nhân Luật tại TP. Hàng Châu (Trung Quốc) và tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ triết học tại Trường đại học Cambridge (Vương quốc Anh), ông lại quyết định lựa chọn con đường sáng tác văn chương và làm báo để truyền tải, gửi gắm những thông điệp sâu sắc của mình về nhân sinh quan, về cuộc đời. Với suy nghĩ "kẻ yếu thế không nên bị áp bức", ông bắt đầu viết tiểu thuyết võ hiệp. Trong các tác phẩm của mình, ông kết hợp yếu tố cá nhân và yếu tố chính trị, những câu chuyện tuổi thơ và những chủ đề lớn.

Ông được coi là một trong những nhà báo, nhà văn và nhân vật mang tầm ảnh hưởng xã hội lớn nhất tại Trung Quốc và cộng đồng người nói tiếng Hoa nhiều thập niên qua. Ông cho ra mắt tiểu thuyết võ hiệp đầu tiên của mình "Thư Kiếm Ân Cừu Lục" trên tờ New Evening Post vào năm 1955 lúc 15 tuổi với bút danh Kim Dung, ngay lập tức gặt hái thành công lớn.

KimDung2
Lý Á Bằng vai Lệnh Hồ Xung và Hứa Tình vai Nhậm Doanh Doanh trong Tiếu ngạo Giang hồ (Ảnh: Reuters)

Thừa thắng xông lên, Kim Dung liên tiếp xuất bản 14 bộ tiểu thuyết võ hiệp khác, với tác phẩm cuối cùng là "Lộc Đỉnh Ký" hoàn tất vào năm 1972.  Sau khi hoàn thành các tác phẩm của mình, có lần ông ngâm tên tựa đề 14 bộ sách thành hai câu thất ngôn nổi tiếng: "Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc/Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên" (Tuyết bay đầy trời bắn hươu trắng/Truyện cười thần hiệp tựa uyên xanh).

Tiểu thuyết của Kim Dung được nhiều độc giả toàn cầu đón nhận, là nguồn cảm hứng cho vô số tác phẩm điện ảnh, chương trình phát thanh cho đến trò chơi điện tử, tạo ra làn sóng văn hóa đặc trưng của Hong Kong trong nhiều thập niên.

KimDung3
 Lâm Chí Dĩnh vai Đoàn Dự và Lưu Diệc Phi vai Vương Ngữ Yên trong Thiên long Bát bộ (Ảnh: TST) 

Ông nằm trong số những nhà văn Trung Quốc có tác phẩm bán chạy nhất mọi thời đại. Sách của ông đã được in hơn 300 triệu bản, đứng thứ 7 trong top 40 cuốn sách hay nhất Trung Quốc trong suốt 40 năm.

Sau khi kết thúc những bộ truyện kiếm hiệp cuối cùng vào thập niên 1970, Kim Dung bắt tay chỉnh sửa lại nhiều tác phẩm trước đó của mình. Ông tiếp tục tung hoành trong làng văn chương võ hiệp Trung Quốc với hàng loạt tác phẩm tái bản từ năm 1999 cho đến khi thật sự gác bút vào năm 2006.

Năm người trong dòng họ của Kim Dung từng làm quan dưới các triều vua Thanh - Khang Hy và Ung Chính. Kim Dung là hậu duệ trực hệ của một trong số họ, thư pháp gia Tra Thăng, lớn lên trong một ngôi nhà có tấm hoành phi được đích thân vua Khang Hy ban tặng.

KimDung5
Chủ tịch Trung Quốc Đặng Tiểu Bình (trái) trong một lần gặp nhà văn Kim Dung (Ảnh: Hong Kong Apple Daily)

Ông nội của ông, Tra Văn Thanh, làm quan dưới thời vua Quang Tự, hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh. Cha ông, Tra Xu Thanh, được giáo dục trong môi trường phương Tây, còn mẹ ông là con trong một gia đình buôn bán.

Thuở nhỏ, Kim Dung, con thứ hai trong 7 anh chị em, là đứa trẻ mê đọc sách. Ông dành nhiều thời gian nghiền ngẫm những cuốn tiểu thuyết của tác giả Ba Kim mà anh trai mang về từ Thượng Hải, cũng như như cuốn sách khác ông mượn từ anh em họ, chú bác.

Năm 1941, Kim Dung bị đuổi học vì viết một bài báo tường với nội dung châm biếm, nhưng hiệu trưởng đã giúp ông chuyển sang một trường khác.Trong quá trình đi thực tập, năm 1946, ông bén duyên với báo chí, làm phóng viên cho “Nhật báo Đông Nam” tại Hàng Châu, rồi năm 1947, chuyển sang tờ “Đại Công Báo” ở Thượng Hải làm biên dịch tin quốc tế năm 1947. Sau đó, ông đã chuyển đến làm việc tại văn phòng Hong Kong của “Đại Công Báo” năm 1948…

Nhiều tác phẩm của ông đã "làm mưa làm gió" trên màn ảnh truyền hình lẫn phim truyện nhựa Hoa ngữ, được khán giả nhiều nước đặc biệt yêu thích. Những tác phẩm dài tập, quy tụ một lượng lớn nhân vật đồ sộ này được chuyển thể thành phim truyền hình lẫn điện ảnh nhiều lần và góp phần tạo nên những tên tuổi của rất nhiều nam - nữ diễn viên Trung Quốc như: Lý Nhược Đồng, Cổ Thiên Lạc, Trương Trí Lâm...

                                                                                                       Thủy Tiên

                                                                                   (Theo AFP, The Straits Times)

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.