Dữ liệu cũ
Thứ hai, 17/03/2014, 09:00 AM

Người dân thờ ơ với dịch cúm gia cầm

Tính đến cuối tháng 2, cả nước có 77 ổ dịch tại 21 tỉnh thành trong cả nước. Với tốc độ trung bình mỗi ngày có thêm 2 ổ dịch mới, cúm gia cầm đang đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của cộng đồng. Tuy nhiên, người dân lại chưa hiểu rõ.

Mặc dù địa phương đang nằm trong “ổ cúm” nhưng anh Nguyễn Văn Bé (phường Trường Lạc, quận Ô Môn, Cần Thơ) vẫn rất lạc quan: “Cúm gia cầm nghe râm ran vậy chứ cũng không biết lây sang người ra sao. Tôi cũng chẳng thấy ở địa bàn mình sống có người nhiễm cúm nên chỉ lo đàn vịt mới bị thiệt hại thôi. Hơn nữa, việc phòng cúm đã có cơ quan chức năng lo”.

Còn ở thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội, dù có điều kiện cập nhật thông tin thường xuyên nhưng trước dịch cúm, người dân hầu như chỉ né tránh chứ chưa biết phòng. Chị Nguyễn Thị Hiếu, (quận Tân Phú, TP HCM) cho biết: “Mấy ngày này, nghe thông tin về cúm gia cầm, tôi thấy sợ nhưng nghĩ không ăn thịt gà, thịt vịt hoặc có ăn thì nhờ người ta làm sẵn cho yên tâm chứ không trực tiếp chế biến. Mà ở Sài Gòn hình như chưa phát hiện dịch”.

Sự thờ ơ của người dân một phần xuất phát từ việc chưa biết rõ sự nguy hiểm thật sự của bệnh cúm A (H5N1) và A (H7N9), một phần chủ quan, nghĩ rằng cúm còn ở rất xa. Bên cạnh đó, hiện nay, vi rút A (H5N1) có ở Việt Nam, còn vi rút A (H7N9) thì chưa xuất hiện. Mặc dù vậy, khi cúm A (H7N9) đang hoành hành ở hai nước láng giềng là Trung Quốc và Campuchia thì việc vi rút cúm này “vượt biên” qua biên giới phía Bắc và Tây Nam theo đường nhập lậu gia cầm hoặc du lịch, nhập cảnh rất cao.

Trước tình hình đó, Cục Y tế Dự phòng (trực thuộc Bộ Y tế) phối hợp cùng Quỹ Unilever Việt Nam và nhãn hàng Lifebuoy phát động chiến dịch truyền thông phòng, chống bệnh cúm gia cầm lây sang người A (H5N1) và A (H7N9) tại Lạng Sơn (22/3) và Cần Thơ (29/3) – hai “đầu mối cửa khẩu” nhằm tuyên truyền biện pháp phòng bệnh chủ động cho người dân.

Hiện nay, việc phòng cúm của người dân vẫn rất thụ động, nếu có chỉ dừng lại ở việc tránh tiếp xúc với gia cầm sống tại chợ, khu dân cư, không ăn gia cầm chết, gia cầm không rõ nguồn gốc. Trong khi đó, biện pháp chủ động, căn cơ nhất là phải phòng bệnh bằng nhiều biện pháp vệ sinh khác nhau thì lại bị bỏ qua. Rửa tay sạch sẽ là biện pháp được WHO khuyến cáo hàng đầu trong các biện pháp phòng cúm hiệu quả hiện nay. Tuy nhiên, rửa tay để phòng cúm không thể sơ sài, qua loa mà cần có biện pháp khoa học. Không chỉ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh mà ngay khi ra ngoài, nhất là tiếp xúc với gia cầm dù là ở chuồng trại hay khu chợ. Người dân cũng cần lưu ý rửa tay với nước rửa tay diệt khuẩn để đảm bảo hiệu quả phòng cúm tốt nhất. Việc phòng chống cúm không chỉ là trách nhiệm của cơ quan chức năng mà cần sự hợp sức của người dân. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình cần quyết liệt, chủ động hơn nữa trong phòng chống cúm mới có hy vọng đẩy lùi dịch.

Phương Thảo

Nguồn: vnexpress.net

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.