Ngôi nhà cũ "chê" tiền đền bù cao ngất ngưởng, hiên ngang cản trở đại dự án: Cái kết "thảm" sống không điện, nước, chất đầy rác
Số phận của ngôi nhà này cũng như chủ của nó chính là một bài học đắt giá cho những ai có lòng tham vô đáy.
Một bài đăng trên trang Toutiao kể lại, khoảng 15 năm trước, ở Thiên Tân, Trung Quốc, có một căn nhà cố chấp đã làm cho dự án được chính phủ Trung Quốc đầu tư hơn 2 tỷ Nhân dân tệ (NDT) bị đình trệ.
Cụ thể, vào năm 2008, nhằm mục đích kích cầu du lịch, chính quyền Thiên Tân đã gia cố và bảo vệ một số lượng lớn các ngôi nhà cổ trong khu vực Phố cổ Bắc Đường thuộc Thiên Tân. Kế hoạch được đưa ra là các ngôi nhà cổ có giá trị lịch sử, văn hoá sẽ được giữ lại, còn những ngôi nhà không phải là nhà cổ sẽ bị phá bỏ và xây mới.
Với người dân ở khu phố cổ 600 năm tuổi này, thời điểm đó, đây được coi như một cơ hội đổi đời khi chính sách đền bù được chính quyền đưa ra vô cùng có lợi cho cư dân.
Quá trình tiền trạm, thực địa đã được chính quyền Thiên Tân tiến hành một cách sát sao ngay sau đó. Tiêu chuẩn bồi thường mà Chính phủ đưa ra là 8.000 NDT/m2 và phân phối một lượng nhà ở tái định cư nhất định theo số dân của mỗi hộ gia đình. Như vậy, mỗi hộ dân không chỉ có một căn nhà tái định cư để ở mà còn nhận được khoản tiền đền bù cao ngất ngưởng, con số mà bao nhiêu năm làm ăn họ cũng khó tích luỹ được.
Những tưởng với điều kiện đưa ra, dự án của chính quyền sẽ được triển khai một cách suôn sẻ, nhưng, thách thức đã xảy ra khi bà Trương - chủ một căn nhà trong khu không chấp thuận chuyển đi nơi khác.
Bà Trương sống trong ngôi nhà chỉ chưa đến 50m2 trong khu phố cổ. Ở tuổi già, có nhà mới, lại được đền bù 2 triệu NDT, thoạt đầu bà Trương vui mừng, dự định ký giấy tờ thoả thuận mà không một chút do dự. Chỉ đến khi họ hàng của bà đến khuyên nhủ, bà Trương bất ngờ thay đổi suy nghĩ.
Nhà của bà Trương nằm ở ngã tư của con đường chính trong tuyến phố, theo kế hoạch cải tạo phố cổ. Cho rằng đây là một vị trí đắc địa, họ hàng nhà bà Trương đã khuyên bà phải yêu cầu chính quyền trả một mức tiền đền bù cao hơn, lên 3 triệu NDT. Song chính quyền khi đó không đồng ý vì không thể vì lý do đó mà ưu ái bà Trương hơn những hộ dân khác trong khu vực.
Chính quyền vẫn miệt mài thuyết phục bà Trương chấp thuận khoản đền bù được đưa ra trước đó trong suốt một thời gian dài, điều đó đã khiến cho tiến độ dự án cải tạo phố cổ Bắc Đường bị đình trệ. Để đẩy nhanh tiến độ, nhà phát triển đành phải gật đầu tăng mức bồi thường cho ngôi nhà của bà Trương lên 3 triệu NDT.
Nhưng lòng tham quả thật không đáy. Một lần nữa, họ hàng của bà Trương lại khuyên bà cụ nên nhân cơ hội chính quyền "xuống nước, đòi đền bù lên đến 5 triệu NDT (~10 tỷ đồng).
Với yêu cầu quá đáng, chủ đầu tư dự án không thể nhượng bộ thêm được nữa. Cuối cùng, bà Trương nhận lấy cái kết không thể "đáng đời" hơn: Chủ đầu tư quyết định thay đổi bản vẽ thiết kế. Ngôi nhà của bà Trương được tính toán lệch khỏi con đường của khu phố, không còn nằm trong tuyến cần cải tạo, và bà không hề biết điều đó!
Lần lượt nhìn những ngôi nhà mới mọc lên san sát, còn căn nhà cũ của mình thì lọt thỏm, bà Trương bắt đầu lo lắng và đến bộ phận dự án của nhà phát triển để hỏi về khoản tiền đền bù và nhận được lời giải thích rằng kế hoạch ban đầu đã thay đổi. Con đường chính của tuyến phố không còn đi qua nhà bà Trương nên sẽ không có khoản đền bù nào nữa.
Mất cả chì lẫn chài, bà Trương không những không được sống trong ngôi nhà khang trang hơn, hụt tiền đền bù mà còn phải sống trong cảnh mất điện, nước liên tục do xung quanh liên tục để kịp tiến độ, khói bụi thì bao trùm và máy móc xây dựng tạo ra tiếng ồn lớn suốt ngày đêm.
Hối hận muộn màng, bà nhiều lần tìm đến chủ đầu tư xin được phá bỏ căn nhà theo tiêu chuẩn bồi thường ban đầu. Nhưng vì dự án sắp hoàn thành, chủ đầu tư cũng không thể chấp thuận theo yêu cầu của bà cụ. Phải sống trong một không gian cũ kỹ, sinh hoạt khó khăn hơn cư dân xung quanh, bà Trương phải thu gom phế phẩm để kiếm tiền khiến khoảng sân nhỏ trong nhà dần chất chứa đầy phế liệu.
Theo Toutiao
Thanh Hoa
Bình luận
Nổi bật
Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Oóc Om Boc – Đua ghe Ngo năm 2024
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:13
(CL&CS) - Tối ngày 13/11, UBND tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, Khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.
8WONDER Winter phiên bản supershow mang đến chuỗi lễ hội Giáng sinh và siêu nhạc hội có 1-0-2 tại Sài Thành
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 08:10
(CL&CS) - 8WONDER Winter 2024 lần đầu tiên mang định nghĩa supershow đến Việt Nam với quy mô hoành tráng, đa dạng hoạt động trải nghiệm từ nhạc hội đến lễ hội, cùng dàn nghệ sĩ tên tuổi hàng đầu trong và ngoài nước. Với 01 siêu nhạc hội và siêu hội gồm 75 hoạt động độc đáo quy mô chưa từng có, 8WONDER Winter được kỳ vọng sẽ xác lập kỷ lục “Chuỗi lễ hội Giáng sinh và nhạc hội quy mô lớn nhất Việt Nam”. Dự kiến đón gần 250.000 lượt khách, sự kiện hứa hẹn không chỉ là một bữa tiệc âm nhạc đỉnh cao mà còn là một hành trình lễ hội đa trải nghiệm, đầy bất ngờ.
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Then của người Tày, Nùng
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 14:10
(CL&CS) - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên tổ chức hội thảo khoa học “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Then của người Tày, Nùng trên địa bàn 3 tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên”.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.