Dữ liệu cũ
Thứ tư, 07/01/2015, 15:15 PM

Nghịch lý ngành sữa

Câu chuyện nông dân nuôi bò phải đổ sữa ra đường mà Tiền Phong đã phản ánh đầu năm 2009 khi cơn bão melamine xảy ra tại Việt Nam tưởng như không bao giờ lặp lại, thì nay, hơn 350 nông dân xã Phù Đổng, ngoại thành Hà Nội lại đang đứng trước nguy cơ thêm một lần phải đổ sữa do không tìm được nơi tiêu thụ.

Cows
Giá sữa vẫn đắt, tại sao sữa tươi không có người mua?

Mỗi ngày 3,5 tấn sữa sản xuất ra của nông dân, đầy ăm ắp trong các bồn chứa chỉ nhận được sự thờ ơ, ghẻ lạnh của các doanh nghiệp sữa. Hợp đồng thu mua năm 2014 đã chấm dứt, đầu năm 2015 các doanh nghiệp tìm mọi cách chần chừ không ký tiếp hợp đồng mới với lý do sản lượng sữa của nông dân tăng đột biến vào mùa đông, doanh nghiệp không thể thu mua hết được.

Thế nhưng, đằng sau nguyên nhân này, ai cũng hiểu là câu chuyện lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá sữa bột nguyên liệu thế giới đang giảm kỷ lục, từ hơn 3.700 euro/tấn hồi đầu năm 2014 thì nay xuống còn 2.200 euro/tấn. Với mức giá nhập khẩu này, khi chuyển ra sữa nước nguyên liệu giá thành không đến 10.000 đồng/kg, trong khi đó các công ty đang ký hợp đồng mua sữa bò tươi của nông dân trong nước là 14.000 đồng/kg. Có được “chiếc phao” giá rẻ là sữa bột nguyên liệu thế giới, một số công ty sữa trong nước lập tức quay mặt với nông dân nuôi bò.

Theo các chuyên gia, sữa bò tươi nguyên chất mới là sản phẩm còn giữ được đầy đủ nhất chất dinh dưỡng. Thế nhưng các công ty sữa dường như đang không quan tâm nhiều đến điều này mà điều họ quan tâm nhất là lợi nhuận nên sẵn sàng gia tăng nhập sữa bột nguyên liệu về hoàn nguyên để giảm chi phí, tận dụng thời điểm sữa bột nguyên liệu thế giới đang giảm.

Đây không phải là lần đầu tiên những hộ nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ, thiếu liên kết - vốn là đối tượng yếu thế trong cuộc chơi với các doanh nghiệp - gặp khó khăn khi thị trường có biến động. Quyết định 80 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng đã ban hành được hơn 10 năm nay, nhưng mối liên kết nông dân - doanh nghiệp vẫn hết sức lỏng lẻo. Nông dân sẵn sàng phá hợp đồng nếu bán được giá cao hơn so với mức đã ký với doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp khi thị trường biến động, cũng không ngần ngại “quay mặt” với những nông dân đã gắn bó nhiều năm với mình. Do vậy, nghịch lý của ngành sữa, hay rộng hơn là nghịch lý của ngành Nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa biết bao giờ mới chấm dứt?.

Theo Tiền Phong

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.