Dữ liệu cũ
Thứ năm, 21/05/2015, 18:39 PM

Ngành nông nghiệp Việt Nam đang ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu?

(NTD) - Là một nước có thế mạnh về nông nghiệp, nhưng làm thế nào để tham gia vào chuỗi phân phối giá trị toàn cầu, tạo ra giá trị kinh tế cao, hình thành ra các thương hiệu mạnh đang là một sự thách thức cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

Nông dân Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất ra số lượng gạo nhiều, nhưng vẫn chưa làm giàu trên chính mảnh ruộng của mình

Để có những giải pháp mang tính đột phá, đưa người nông dân sống được bằng nghề nông và có những doanh nghiệp nông nghiệp mạnh hỗ trợ cho nông dân, đòi hỏi các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ mới cần có sự “chuyển mình”. Đó là ý kiến của ông Phạm Minh Đức, Chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng thế giới (WB). Phóng viên Báo Người tiêu dùng có cuộc trao đổi với ông Phạm Minh Đức xung quanh vấn đề này.

PV: Thưa ông, đâu là giá trị cốt lõi của nông sản Việt Nam và những giá trị cốt lõi đó làm nên giá trị gì trong chuỗi toàn cầu hóa của ngành nông nghiêp?

Ông Phạm Minh Đức:

Việt Nam là một trong những nước có những thế mạnh xuất khẩu như: gạo, cà phê, cao su, tiêu, cá tra. Hiện nay, ngành nông nghiệp chiếm 20% GDP của Việt Nam, 28% giá trị kim ngạnh xuất khẩu và 50% việc làm trong cả nước. Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đóng một vai trò lớn trong việc giảm nghèo, tăng cường ổn định xã hội và an ninh lương thực cùng với thúc đẩy thương mại quốc tế. Những cơ hội của Việt Nam đang có là nguồn lực tự nhiên và khí hậu đang là một lợi thế thuận lợi cho ngành nông nghiệp, cạnh đó thị trường nội địa rộng lớn với nhu cầu đối với sản phẩm chất lượng cao ngày càng tăng. Những mặt hàng xuất khẩu hiện nay chủ yếu là thô, có thể tạo nên giá trị gia tăng cao khi thông qua chế biến. Sự mở rộng các thị trường nhờ thông qua hội nhập toàn cầu thông qua Cộng đồng kinh tế ASEAN, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam -EU và Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Về các mặt hàng nông lâm thủy hải sản, chúng ta lấy số lượng nhiều xuất khẩu sang các nước với giá trị không cao, người nông dân Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất ra số lượng gạo nhiều, nhưng vẫn chưa làm giàu trên chính mảnh ruộng của mình. Vì một lẽ, người nông dân sản xuất manh mún với các giống lúa chất lượng thấp, khi thương lái mua về bán lại cho doanh nghiệp, doanh nghiệp xay xát, đánh bóng rồi xuất khẩu. Đó là một thực tế cho thấy hàm lượng giá trị kinh tế của hạt gạo Việt Nam không cao. Theo tôi, giá trị của hàng nông sản Việt Nam hiện nay cần gia tăng giá trị chất xám vào trong đó, về vùng nguyên liệu phải rộng, trồng lúa chất lượng cao, có sự tư vấn của các nhà khoa học, ít phun xịt thuốc hóa học hơn để tạo nên giá trị yên tâm tin dùng sẽ tạo nên hạt gạo chất lượng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Tính liên kết là một sự thúc đẩy cho sự hợp tác, nhưng sự tin cậy cho các bên như nhà khoa học, người nông dân, doanh nghiệp và nhà nước cùng bắt tay nhau tạo cho hàng nông sản Việt Nam có giá trị kinh tế cao trong chuỗi giá trị toàn cầu hóa.

Nong nghiep 1
Ông Phạm Minh Đức, Chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng thế giới (WB).

PV: Ông có thể nhận định cơ hội và thách thức về xuất khẩu gạo và những mặt hàng nông sản khác của Việt Nam?

Ông Phạm Minh Đức:

Hạt gạo Việt Nam chủ yếu được sản xuất và xuất khẩu ở Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm 96% giá trị xuất khẩu và chủ yếu là qua các nước ASEAN với giá trị 53%. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là gạo trắng liên quan đến số lượng nông dân đại lý thu mua, các nhà máy chế biến và các doanh nghiệp xuất khẩu quy mô nhỏ. Gạo của Việt Nam xuất khẩu dưới dạng rời, một số đóng container vận chuyển từ Đồng bằng sông Cửu Long bằng được sông đến các cảng biển, chủ yếu là các cảng biển tại TP.HCM. Những yếu tố không thuận lợi là cơ hội tăng giá trị số lượng xuất khẩu đang giảm dần nên cần tăng giá trị gia tăng bằng tăng các đơn giá sản phẩm.

Cùng với đó là cà phê, người dân Việt tự hào mình là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê đứng thứ 2, thứ 3 thế giới. Đó là một điều không sai, nhưng giá trị cà phê Việt Nam đang ở đâu trong chuỗi giá trị kinh tế toàn cầu thì chúng ta cần nghiêm túc nhìn lại. Hiện nay, cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam thường là cà phê robusta có giá trị gia tăng thấp, do các vườn cà phê có quy mô hộ gia đình từ 2-3 ha thu hoạch và chế biến. 93% cà phê sản xuất tại Tây Nguyên, xuất khẩu chiếm 88,8% qua các cảng biển tại TP.HCM qua các nước như EU, Mỹ, Nhật Bản.

Nong nghiep 2
Nông dân nghèo trên chính mảnh ruộng của mình.

Từ đây có thể thấy sản xuất cây cà phê trong hộ gia đình tăng nhanh, nhưng năng suất và chất lượng cà phê đều giảm. Một phần vườn cà phê đã quá tuổi, phân tán, chuỗi cung ứng trong nước thiếu vốn lưu động gây ra những hạn chế về thu mua và sự liên kết giữa nhà máy với hộ gia đình trồng cà phê. Đây là những thách thức đối với người nông dân, doanh nghiệp và các cơ quan chức năng của Việt Nam. Trên cơ sở ấy cần có những giải pháp linh hoạt và đồng bộ, tạo cho người nông dân trồng loại cà phê mới có chất lượng cũng như thay đổi vườn cà phê đã già cỗi. Cạnh đó, cần có những chính sách ưu đãi về vay vốn để các hộ dân yên tâm trồng và sản xuất cà phê. Không những thế, nhà nước là một “bà đỡ” mát tay trong việc tạo nên những mùa màng bội thu cho người dân khi có những chính sách sát với đời sống nông dân. Khi đã có hạt cà phê thơm ngon thì có doanh nghiệp nông nghiệp, thực phẩm tìm các mẫu mã, khoa học kỹ thuật để sản xuất tạo nên giá trị kinh tế cao trong chuỗi giá trị cung ứng trong nước để từ đó có những giá trị kinh tế cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.

PV: Xin cảm ơn ông!

Mạnh Hùng

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.