Ngành học thiếu nhân lực nhưng lại khó tuyển sinh ở Việt Nam

Doanh nghiệp thì khó khăn tìm nhân lực được đào tạo bài bản, chất lượng cao trong lĩnh vực bảo hộ lao động nhưng các trường đại học vẫn khó tuyển sinh.

Trước bối cảnh đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, công tác an toàn vệ sinh lao động đã và đang được các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ chú trọng để nâng cao chất lượng hoạt động. Đây chính là lý do khiến bảo hộ lao động trở thành ngành nghề thu hút nguồn nhân lực rất lớn.

Ngành bảo hộ lao động là gì?

Ngành bảo hộ lao động là một ngành học chuyên đào tạo ra đội ngũ nguồn nhân lực bảo đảm, cải thiện an toàn và bảo vệ sức khỏe cho người lao động tại nơi làm việc dựa trên cách xác định nghĩa vụ, quyền và quan hệ lẫn nhau về bảo hộ lao động giữa người thuê lao động, người lao động và người được người lao động ủy quyền làm đại diện.

Sinh viên theo học ngành bảo hộ lao động sẽ có kỹ năng điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá và quản lý tổng hợp môi trường lao động; đề xuất các giải pháp công nghệ đảm bảo vệ sinh môi trường lao động trong quá trình sản xuất; loại trừ các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn lao động, sự cố trong sản xuất và các yếu tố độc hại gây bệnh nghề nghiệp.

Việt Nam đang “khát” kỹ sư bảo hộ lao động

ky-su-bao-ho-lao-dong.jpg

Theo ông Trần Quang Hưng - Giám đốc an toàn, môi trường sức khỏe và phát triển bền vững khu vực Đông Nam Á (Công ty TNHH Bosch Việt Nam) chia sẻ trong Hội thảo chuyên đề nghiên cứu ứng dụng lần 2, tại nước ta đã có quy định cụ thể về việc các doanh nghiệp thi công công trình xây dựng từ 50 lao động trở lên và các lĩnh vực ngành nghề khác từ 300 lao động trở lên, phải bố trí ít nhất 1 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách.

Thế nhưng, nhu cầu nhân sự rất cao nhưng lại khó kiếm. Tại Bosch Việt Nam, các bộ phận phải phỏng vấn rất nhiều ứng viên và thời gian trên 6 tháng mới có thể tìm được người phù hợp cho vị trí này. Cần là vậy nhưng tại các trường đang đào tạo ngành học này lại khó tuyển sinh. Nguyên nhân do hạn chế về giảng viên cũng như nhu cầu học từ người học không cao.

Chia sẻ thêm về tình trạng này, TS Nguyễn Thành Trung - Trưởng bộ môn Bảo hộ lao động, Trường Đại học Tôn Đức Thắng nhận định, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập mạnh mẽ, liên tục thu hút đầu tư từ các tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế. Đây là những đơn vị có ý thức tuân thủ quy định an toàn vệ sinh lao động rất tốt vì chịu nhiều ràng buộc về tiêu chuẩn quốc tế của tập đoàn, đơn hàng ở quốc gia sở tại. Để nắm bắt cơ hội hội nhập, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng thích nghi và tạo ra văn hóa an toàn, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về an toàn, sức khỏe và môi trường. Do đó, đòi hỏi nguồn nhân lực lớn.

Còn theo số liệu thống kê của Khoa An toàn lao động và Sức khỏe nghề nghiệp, Trường Đại học Công đoàn, 99,9 % sinh viên tốt nghiệp ngành bảo hộ lao động đều tìm được việc làm.

Thiếu nhân sự nhưng khó tuyển sinh

ky-su-bao-ho-lao-dong-1.jpg

Dù thiếu nhân lực và nhu cầu tuyển dụng cao nhưng các trường vẫn khó tuyển sinh ngành bảo hộ lao động. Nguyên nhân chủ yếu là do ngành học này hiện chưa có sự nhận diện xã hội. Nếu những ngành thuộc lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính ngân hàng… đã có vị trí cao thì bảo hộ lao động lại chưa có được vị trí xứng đáng. Tên ngành khá xa lạ, phụ huynh và học sinh còn thiếu thông tin về ngành, cơ hội việc làm...

Trong hệ thống đào tạo giáo dục đại học ở Việt Nam, hiện tại chỉ có 2 trường đào tạo ngành bảo hộ lao động, đó là Trường Đại học Công đoàn và Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Ít trường đào tạo nên hiệu ứng truyền thông chưa rộng lớn, các đơn vị mới chỉ dừng lại ở phạm vi truyền thông riêng lẻ nên chưa tác động mạnh mẽ đến cộng đồng.

Tuy nhiên thì điểm tích cực của việc này đó chính là có thể đào tạo ra được nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của thị trường.

Trong lĩnh vực thuộc về vấn đề bảo hộ lao động hiện nay đang ngày càng tăng lên mà số trường đào tạo lại ít, do vậy hằng năm sẽ không thể cung cấp được đủ số nhân lực theo yêu cầu của thị trường. Những cử nhân khối ngành bảo hộ lao động sau khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội cao tìm được việc làm và có nhiều sự lựa chọn hấp dẫn.

Như Quỳnh

Bình luận

Nổi bật

ĐHĐCĐ GELEX 2024 thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.921 tỷ đồng

ĐHĐCĐ GELEX 2024 thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.921 tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ sáu, 29/03/2024, 10:32

(CL&CS) - Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Năm 2024, PNJ đặt mục tiêu doanh thu 37.148 tỷ đồng, tăng 12%

Năm 2024, PNJ đặt mục tiêu doanh thu 37.148 tỷ đồng, tăng 12%

sự kiện🞄Thứ năm, 28/03/2024, 09:27

(CL&CS) - CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) vừa triển khai định hướng và kế hoạch kinh doanh của năm 2024 với doanh thu tăng 12%, lợi nhuận sau thuế tăng 6% so với năm 2023.

Vinacafé Biên Hòa trả cổ tức năm 2023 bằng tiền đến 25.000 đồng/cổ phiếu

Vinacafé Biên Hòa trả cổ tức năm 2023 bằng tiền đến 25.000 đồng/cổ phiếu

sự kiện🞄Thứ tư, 27/03/2024, 13:12

(CL&CS) - Vinacafé Biên Hòa thường xuyên trả cổ tức bằng tiền ở mức cao với hàng chục ngàn đồng cho mỗi cổ phiếu. Công ty dự định chia cổ tức 25.000 đồng/cổ phiếu cho năm 2023.