Ngành đường mía rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại
(CL&CS) - Bộ Công thương tiếp tục ra quyết định rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía.
Theo Quyết định 2708/QĐ-BCT 2022 áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sản phẩm đường mía, Tiến hành rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía, thuộc các mã HS: 1701.13.00; 1701.14.00; 1701.91.00; 1701.99.10; 1701.99.90; và 1702.90.91 được nhập khẩu vào Việt Nam từ Vương quốc Cam-pu-chia, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Ma-lai-xi-a và Cộng hòa liên bang Mi-an-ma.
Trước đó vào giữa năm 2022, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Quyết định số 1514/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanma.
Quyết định 1514 áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại được ban hành trên cơ sở quá trình điều tra được thực hiện một cách khách quan, minh bạch theo đúng các quy định pháp luật trong nước và phù hợp với các cam kết quốc tế.
Trên cơ sở thu thập, tổng hợp thông tin và ý kiến do các bên liên quan cung cấp, bao gồm thông tin từ ngành sản xuất trong nước, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nước ngoài, doanh nghiệp nhập khẩu và từ các cơ quan chức năng, kết luận điều tra xác định việc sử dụng nguyên liệu đường có xuất xứ từ Thái Lan để sản xuất và xuất khẩu một số sản phẩm đường mía sang Việt Nam của các doanh nghiệp từ Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar là hành vi lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đang áp dụng với sản phẩm đường của Thái Lan.
Đồng thời, các chỉ số kinh tế cho thấy hiệu quả của biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan hiện đang bị suy giảm do tác động của đường nhập khẩu từ 5 quốc gia nói trên.
Ngày 30/9/2022, Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) nhận được Hồ sơ đề nghị rà soát biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía của công ty TNHH Kasekam Youveakchun Svay Rieng.
Các chính sách phòng vệ thương mại chính đáng là biện pháp hỗ trợ đúng đắn của Chính phủ cho doanh nghiệp và người dân trồng mía khi lợi nhuận của các nhà máy đường tăng mạnh. Tính đến ngày 30/9/2022, ngành đường Việt Nam đã hoàn thành vụ mía 2021-2022. Lũy kế đến kết thúc vụ toàn ngành đã ép được 7,5 triệu tấn mía, sản xuất gần 747.000 tấn đường. Dù sản lượng đường cả nước có tăng nhưng cũng chỉ cao hơn 11,64% so với vụ 2020-2021, chỉ đáp ứng được 37% nhu cầu trong nước với sản lượng tiêu thụ ước tính lên đến gần 2 triệu tấn/năm.
Trong bối cảnh thiếu hụt như hiện tại, tháng 11, Bộ Công Thương đã ra quyết định bổ sung lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường niên vụ 2021 – 2022 là 200 nghìn tấn, trong đó, đường thô là 160 nghìn tấn, đường tinh luyện là 40 nghìn tấn để giúp bổ sung nguyên liệu, phát huy hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Nỗ lực của doanh nghiệp trong việc đồng hành cùng người nông dân và phát triển vùng nguyên liệu bền vững giúp chủ động nguyên liệu cho sản xuất còn cần rất nhiều sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa từ Chính phủ. Tuy nhiên, trước biến động của thị trường, Các doanh nghiệp cần chú ý đến tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại, tình hình sản xuất, cung, cầu, giá cả. Nhằm đảm bảo một môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng và hài hòa lợi ích giữa người nông dân trồng mía, các doanh nghiệp sản xuất đường, các doanh nghiệp tiêu thụ đường và người tiêu dùng.
Văn Trì
- ▪Đối thoại doanh nghiệp để thúc đẩy môi trường kinh doanh tự do
- ▪Thị trường khó khăn, doanh nghiệp xây dựng hoàn thành kế hoạch năm ra sao?
- ▪Đột phá kỷ nguyên số, HDBank là doanh nghiệp niêm yết vốn hóa lớn có BCTN tốt nhất 2022
- ▪Riêng tháng 11, các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản đã mua lại trước hạn gần 4.000 tỷ đồng trái phiếu
Bình luận
Nổi bật
Thị trường bất động sản phía Nam sẽ “tăng nhiệt” nhờ ăn theo dự án đường Vành đai 3
sự kiện🞄Thứ tư, 04/12/2024, 14:04
Dự kiến thông xe vào giữa năm 2025, dự án đường Vành đai 3 – TP HCM được đánh giá sẽ góp phần mở rộng lõi phát triển đô thị về phía Đông thành phố. Đây là động lực giúp thị trường bất động sản phía Nam tăng trưởng.
Bất động sản là kênh đầu tư có lợi suất cao nhất trong vòng 10 năm qua
sự kiện🞄Thứ tư, 04/12/2024, 13:58
Theo Batdongsan.com.vn, so với quý I/2015, bất động sản (BĐS) được đánh giá là kênh đầu tư có lợi suất tốt nhất tại Việt Nam trong 10 năm qua với tỷ suất lợi nhuận của loại hình chung cư đạt 197% và đất nền đạt 137% vào quý IV/2024.
Bất động sản hạng sang trở thành “tâm điểm” hút nhà đầu tư trong và ngoài nước
sự kiện🞄Thứ tư, 04/12/2024, 13:58
Bên cạnh các sản phẩm nhà ở thông thường, trong những năm qua, thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam đón nhận thêm nhiều sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp và cũng nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu, thượng lưu, phản ánh sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.