Đối thoại doanh nghiệp để thúc đẩy môi trường kinh doanh tự do

(CL&CS) - Ngày 6/12, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VERP), trực thuộc trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo Thúc đẩy tự do kinh doanh và nâng cao hiệu quả thị trường với sự tham gia trao đổi, thảo luận giữa các chuyên gia kinh tế và các nhà hoạch định chính sách.

Theo PGS. TS Nguyễn Anh Thu - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: từ năm 2014, cùng với sự ra đời của Nghị quyết 19/NQ-CP, Nghị quyết 02 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, Việt Nam đã xác định cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng tới phát triển bền vững là một trọng tâm cài cách quan trọng, thường xuyên.

Hội thảo “Thúc đẩy tự do kinh doanh và nâng cao hiệu quả thị trường”.

Hội thảo “Thúc đẩy tự do kinh doanh và nâng cao hiệu quả thị trường”.

Hiện tại, các bất ổn toàn cầu kèm theo nguy cơ suy thoái kinh tế hiện hữu thì sự phục hồi tăng trưởng và hiệu quả thị trường của Việt Nam cũng gặp thách thức. Đây là thời điểm rất quan trọng để đánh giá lại các thách thức toàn cầu và khu vực châu Á nói chung và đối với quyền tự do kinh doanh và các cải cách thể chế của Việt Nam nói riêng.

Liên quan về vấn đề này, ông Fred Mcmahon - nghiên cứu về tự do kinh tế tại Viện Fraser (Canada) nhận định: Tự do kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia, trong đó Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Tự do kinh tế gắn liền với xã hội lành mạnh hơn, môi trường trong sạch hơn, GDP bình quân đầu người cao hơn, phát triển con người, dân chủ và xóa đói giảm nghèo.

Báo cáo của VEPR, trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế, Việt Nam đã từng bước hình thành những điều kiện cần thiết để tiến tới một nền kinh tế thị trường. Đồng thời cải thiện quyền tự do giao dịch, lao động; tự do tiền tệ; tự do đầu tư; giao đất cho tổ chức, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài và có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, chuyển đổi, cho hoặc tặng, góp vốn để kinh doanh; nỗ lực hình thành đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế.

Toàn cảnh hội thảo.

Toàn cảnh hội thảo.

Từ năm 2000 đến nay, xếp hạng Tự do kinh tế đối với Việt Nam (theo đánh giá của Viện Fraser) luôn nằm dưới thứ hạng 100. Mặc dù qua các năm, điểm số và thứ hạng có cải thiện nhẹ, nhưng vẫn rất thấp. Trong đó, Việt Nam đạt 5,58 điểm và thứ hạng 105 (năm 2000); 5,9 điểm và thứ hạng 128 (năm 2010); 6,04 điểm với thứ hạng 126 (năm 2015); 6,4 điểm với thứ hạng 118 (năm 2019).

Còn theo xếp hạng Tự do kinh tế 2022, Việt Nam ở vị trí nhóm cuối bảng (thứ 113/165 nền kinh tế) với 6,42 điểm (thang điểm 10).

Trong đó, hệ thống pháp lý và quyền tài sản chỉ đạt 5,1 điểm, đứng thứ 82; tự do thương mại quốc tế đạt 6,1 điểm, xếp thứ 107; quy định về thị trường tín dụng đạt 9,2 điểm, thứ 25; quy định về thị trường lao động đạt 5,4 điểm, thứ 129 và quy định kinh doanh đạt 6,3 điểm, thứ 112...Với kết quả này, tự do kinh tế (hay còn hiểu là hiệu quả thị trường) ở Việt Nam bị giới hạn nhiều bởi yếu tố thể chế. Đáng chú ý là quyền tài sản chưa được bảo đảm với điểm số và thứ hạng thấp - 82); tồn tại nhiều trở ngại trong thực hiện giao dịch thương mại quốc tế (thứ hạng thấp - 107); và rào cản, bất cập về thể chế (quy định) đối với các hoạt động kinh doanh (điểm số và thứ hạng rất thấp – thứ 112).

TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương điểm lại một số vấn đề của nền kinh tế trong nước như thị trường tài chính nhiễu động mạnh; niềm tin thị trường bị lung lay, thanh khoản thị trường suy giảm và ở mức thấp; thị trường chứng khoán suy giảm mạnh và nhanh; nhà đầu tư thua lỗ lớn và tháo chạy khỏi thị trường; có nguy cơ gây bất ổn xã hội cục bộ.

Cùng với đó, là tín dụng khô cạn, huy động vốn qua tất cả các kênh thị trường trở nên khó khăn hơn bao giờ hết; doanh nghiệp đói vốn; tiếp cận vốn khó, thậm chí là không thể, dù chấp nhận chi phí vốn cao.

Song song đó, thị trường bất động sản chuyển nhanh từ nóng sang lạnh và thậm chí đóng băng cục bộ; thanh khoản suy giảm; vốn đọng lại trong bất đông sản lớn; hàng loạt công ty, nhà đầu tư bất động sản mất thanh khoản, mất khả năng thanh toán và giải thể, phá sản. Hệ thống tổ chức tín dụng vừa hồi phục sau khủng hoảng 2009-2012, thì nay đang bị lung lắc mạnh, nợ xấu gia tăng; thành quả của 10 năm hồi phục, xử lý nợ xấu có nguy cơ bị hao mòn nghiêm trọng.

TS Hoàng Minh Thảo Chuyên gia về Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh – Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chia sẻ.

TS Hoàng Minh Thảo Chuyên gia về Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh – Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chia sẻ.

Chuyên gia về Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh – Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) TS Hoàng Minh Thảo cho rằng: Việc cải thiện nhờ sự quyết liệt của Chính phủ trong những năm gần đây, cụ thể, giai đoạn 2014-2015, Chính phủ đã đưa ra 40 văn vản chỉ đạo về cải thiện môi trường kinh doanh, vì thế các bộ, ngành đã có sự vào cuộc, nhiều điều kiện kinh doanh được cắt giảm.

Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế khác về thúc đẩy đầu tư, kinh doanh; Chồng chéo, mâu thuẫn trong các quy định tồn tại nhiều năm, cản trở thu hút đầu tư; Mâu thuẫn, chồng chéo nhiều nhất trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng; Thiếu cơ chế điều phối để nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi quy định theo hướng đảm bảo thống nhất trong thực hiện các thủ tục.

ưe1233

TS Hoàng Minh Thảo đề xuất: Tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp về cải thiện môi trường kinh doanh theo chương trình cải cách của Chính phủ. Trong đó, chú trọng các giải pháp: Cải cách thực chất ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh; Coi trọng cải cách, đơn giản hoá, tạo sự minh bạch trong quy định, thủ tục; đảm bảo tính an toàn của môi trường kinh doanh, nhất là duy trì sự ổn định của chính sách.

Tiếp tục các giải pháp thúc đẩy thương mại phù hợp với thông lệ quốc tế tốt và yêu cầu của các Hiệp định thương mại tự do, chú trọng vào cải cách Kiểm tra chất lượng và QLCN. Triển khai các giải pháp khắc phục bất cập do mâu thuẫn, chồng chéo trong quy định pháp luật, nhất là lĩnh vực đất đai và xây dựng. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu; kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước; và triển khai triệt để dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4, thực hiện hiệu quả các hoạt động đối thoại với doanh nghiệp.

Văn Trì

Bình luận

Nổi bật

LPBank: Đổi mới, sáng tạo cùng cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life 2024

LPBank: Đổi mới, sáng tạo cùng cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life 2024

sự kiện🞄Thứ năm, 05/12/2024, 09:04

(CL&CS) - Sau 5 tháng diễn ra với sự đồng hành của LPBank trên cương vị là nhà tài trợ kim cương, cuộc thi quốc tế “Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life 2024” đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ khi đưa ra các sản phẩm và giải pháp công nghệ số xuất sắc, ứng dụng vào thực tiễn phục vụ tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

Thị trường bất động sản phía Nam sẽ “tăng nhiệt” nhờ ăn theo dự án đường Vành đai 3

Thị trường bất động sản phía Nam sẽ “tăng nhiệt” nhờ ăn theo dự án đường Vành đai 3

sự kiện🞄Thứ tư, 04/12/2024, 14:04

Dự kiến thông xe vào giữa năm 2025, dự án đường Vành đai 3 – TP HCM được đánh giá sẽ góp phần mở rộng lõi phát triển đô thị về phía Đông thành phố. Đây là động lực giúp thị trường bất động sản phía Nam tăng trưởng.

Bất động sản là kênh đầu tư có lợi suất cao nhất trong vòng 10 năm qua

Bất động sản là kênh đầu tư có lợi suất cao nhất trong vòng 10 năm qua

sự kiện🞄Thứ tư, 04/12/2024, 13:58

Theo Batdongsan.com.vn, so với quý I/2015, bất động sản (BĐS) được đánh giá là kênh đầu tư có lợi suất tốt nhất tại Việt Nam trong 10 năm qua với tỷ suất lợi nhuận của loại hình chung cư đạt 197% và đất nền đạt 137% vào quý IV/2024.