Ngân hàng tăng vốn điều lệ: Năng lực hay áp lực?

(NTD) - Trong mùa đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2017, các ngân hàng nở rộ kế hoạch trình cổ đông phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ, mặc dù nhiều ngân hàng trước đó đã tăng vốn hàng ngàn tỷ đồng trong năm 2016 nhưng không thực hiện được.

Ồ ạt tăng vốn điều lệ

Một trong những nội dung mà hầu hết các ngân hàng sẽ đưa ra tại mùa ĐHCĐ năm nay là kế hoạch tăng vốn điều lệ. ACB và VPBank đều trình cổ đông phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ trong năm 2017. HĐQT ACB trình cổ đông phê duyệt tăng vốn điều lệ lên 11.259 tỷ đồng. Mức này tăng gần 20% trong năm 2017, thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10% cho cổ đông hiện hữu với số lượng tối đa là gần 98,6 triệu cổ phiếu.

Tại VPBank, lãnh đạo ngân hàng này cũng trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ lên hơn 14.000 tỷ đồng. Hiện tại, VPBank có vốn điều lệ là 10.765 tỷ đồng, vốn tự có tương ứng khoảng 15.400 tỷ đồng.

Năm 2017, VPBank sẽ cần bổ sung thêm khoảng 4.000 tỷ đồng vốn điều lệ, để đáp ứng các nhu cầu hoạt động của ngân hàng và bảo đảm tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). VPBank sẽ thực hiện 2 đợt phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

Trong năm 2016, Viet A Bank chưa kịp tăng vốn điều lệ. Năm nay ngân hàng sẽ phát hành cổ phiếu trả cổ tức, tỷ lệ 10% trên mệnh giá, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 10 cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ 3.499,9 tỷ đồng lên 3.849,99 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Viet A Bank còn phát hành cổ phần riêng lẻ để tăng vốn từ 3.849,99 tỷ đồng lên 4.200 tỷ đồng. Giá phát hành bằng mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần, nhưng hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm.

Tương tự, ĐHCĐ thường niên năm 2016 của Ngân hàng OCB đã thông qua việc tăng vốn từ 4.000 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong năm qua, ngân hàng chưa thực hiện được nghị quyết này. Ngân hàng dự kiến sẽ tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng trong năm 2017.

Techcombank có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 8.878 tỷ đồng lên 13.878 tỷ đồng vào cuối năm bằng cách chào bán 500 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ nắm giữ hiện tại.

VIB công bố kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm 2017 với hai phương án. Đó là trả cổ tức 5% bằng tiền mặt và 39,6% bằng cổ phiếu thưởng, vốn điều lệ dự kiến tăng lên 5.644 tỷ đồng. Hoặc trả cổ tức và cổ phiếu thưởng với tỷ lệ tối đa 44,6%, tăng vốn lên 8.185 tỷ đồng. Một số NH nhỏ khác cũng đánh tiếng xin tăng vốn trong năm 2017, tuy nhiên chi tiết kế hoạch chưa được công bố do đang chờ phê duyệt của NHNN.

Các ngân hàng khác như Vietcombank, SCB, LienVietPostBank, Bac A Bank … đều có kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ trong năm nay. Trước đó, vốn điều lệ tại hầu hết ngân hàng cũng đã tăng khá nhiều trong năm 2016, khi NHNN có quyết định áp dụng thí điểm tiêu chuẩn Basel 2 tại 10 tổ chức tín dụng.

38
Các ngân hàng tăng vốn điều lệ nhằm nâng cao năng lực và đáp ứng những quy định về an toàn vốn do NHNN đề ra. (Ảnh: Vân Lam)

Nâng cao năng lực

Các ngân hàng đưa ra lý do tăng mạnh vốn điều lệ trong năm nay là nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng, nâng cao năng lực đầu tư phát triển hệ thống, mở rộng mạng lưới chi nhánh và tăng cường đầu tư…

Theo đại diện của Techcombank thì việc tăng vốn điều lệ là bước đi cần thiết nhằm giúp ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, quy mô hoạt động và khả năng cạnh tranh, tạo cơ sở cho việc phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả của ngân hàng và cho phép thực hiện thành công chiến lược phát triển của Techcombank.

Cũng theo lãnh đạo Bac A Bank việc tăng vốn nhằm bảo đảm tuân thủ và đáp ứng tốt các chỉ tiêu bảo đảm an toàn, nâng cao khả năng quản trị rủi ro trong hoạt động, nâng cao năng lực tài chính để phục vụ đầu tư, cũng như khả năng mở rộng và phát triển mạng lưới, đồng thời bổ sung thêm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh.

Ngoài việc tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính, tăng sức cạnh tranh và tạo cơ sở cho ngân hàng hoạt động bền vững thì một trong những nguyên nhân chính mà các ngân hàng có kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ trong năm 2017 là bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn và các chỉ tiêu trong hoạt động theo quy định của NHNN

Các quy định mới của NHNN tại Thông tư 06, Thông tư 41 đều gắn với tỷ lệ giới hạn an toàn vốn. Như cấp tín dụng có quy định ngân hàng cho vay một khách hàng không quá 15% vốn chủ sở hữu. Nếu muốn mở rộng tín dụng cho khách hàng này thì đương nhiên ngân hàng phải tăng vốn.

Cũng không quá khó để nhận ra sức ép về việc các ngân hàng đồng loạt công bố kế hoạch tăng vốn điều lệ. Thời điểm áp dụng quy định theo chuẩn Basel 2 đang đến gần. Đến cuối năm 2018, 10 ngân hàng đang triển khai thí điểm phải cơ bản đáp ứng các yêu cầu của Basel 2.

 Vân Lam

 

_Bao NTD_So 326 _ IN_Page_14
 

Bình luận

Nổi bật

Ông Kou Kok Yiow trở thành Chủ tịch Bamboo Capital thay ông Nguyễn Hồ Nam

Ông Kou Kok Yiow trở thành Chủ tịch Bamboo Capital thay ông Nguyễn Hồ Nam

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 13:59

(CL&CS) - Ngoài kế hoạch kinh doanh ấn tượng giai đoạn 2024-2028 được Bamboo Capital đặt ra, AGM 2024 còn đánh dấu sự kiện đặc biệt khi ông Kou Kok Yiow thay thế ông Nguyễn Hồ Nam ở vị trí Chủ tịch HĐQT.

Vietbank trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 25%, tăng vốn lên 7.139 tỷ đồng

Vietbank trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 25%, tăng vốn lên 7.139 tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 13:56

(CL&CS) - Tăng vốn điều lệ là một trong những điều kiện quan trọng trong việc tiếp tục củng cố năng lực tài chính, từng bước nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của Vietbank trên thị trường.

Người Việt Nam đầu tiên được mời đào tạo và diễn thuyết về AI tại hội nghị quốc tế của ASQ: Được nhận visa nhân tài của Mỹ, khách mời quen thuộc của Shark Tank Việt Nam

Người Việt Nam đầu tiên được mời đào tạo và diễn thuyết về AI tại hội nghị quốc tế của ASQ: Được nhận visa nhân tài của Mỹ, khách mời quen thuộc của Shark Tank Việt Nam

sự kiện🞄Chủ nhật, 28/04/2024, 16:13

Anh từng chia sẻ, gia đình anh trước đây rất khó khăn, bản thân anh cũng là người đầu tiên trong nhà có cơ hội đi học đại học.