Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hút ròng trên kênh thị trường mở

(CL&CS) - Xu hướng hút ròng tiếp tục được duy trì thông qua kênh hoạt động thị trường mở trong tuần qua. Cụ thể, 140,55 ngàn tỷ đồng được phát hành trên kênh tín phiếu, ở kỳ hạn 7 và 91 ngày, trong đó kỳ hạn 7 ngày phát hành 91,5 ngàn tỷ đồng và kỳ hạn 91 ngày là 44 ngàn tỷ đồng.

Hiện nay, lãi suất cao nhất dành cho tiền gửi khách hàng cá nhân là 7,4%/năm, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

Hiện nay, lãi suất cao nhất dành cho tiền gửi khách hàng cá nhân là 7,4%/năm, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

Lãi suất trúng thầu tăng lên 6%/năm ở cả 2 kỳ hạn về cuối tuần. Bên cạnh đó, trong tuần, thanh khoản tại một số ngân hàng thương mại cũng gặp khó khăn sau sự kiện liên quan trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp và có 10,7 ngàn tỷ đồng trên kênh mua kỳ hạn được thực hiện.

Kết tuần, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng 43,7 ngàn tỷ đồng trên kênh thị trường mở. Khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố tăng nhẹ lên 31,7 ngàn tỷ đồng, trong khi đó khối lượng lưu hành trên kênh tín phiếu là 160,55 ngàn tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước đang từng bước quay lại xu hướng hút ròng trên kênh thị trường mở, nhằm đẩy mặt bằng lãi suất thị trường 2 lên cao hơn so với lãi suất USD, tạo khoảng cách an toàn chuẩn bị cho cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vào tháng 3 tới đây. Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn đảo chiều tăng mạnh ở tất cả các kỳ hạn, kết tuần ghi nhận tại 6,0%/năm (tăng 140 điểm so với tuần trước) ở kỳ hạn qua đêm. Chênh lệch giữa lãi suất VND và USD duy trì ở trạng thái dương. 

Mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay niêm yết tại nhiều ngân hàng đã có điều chỉnh nhẹ, nhưng nhìn chung vẫn ở mức cao so với nhu cầu thực tế của nền kinh tế. Ở chiều huy động, mức lãi suất niêm yết cao nhất dành cho khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân là 9,5%/năm (giảm 50-100 điểm cơ bản so với thời kỳ cao điểm vào cuối năm 2022) và 7,4%/năm tại 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank). Trong khi đó, lãi suất niêm yết dành cho khối khách hàng tổ chức chưa có nhiều sự thay đổi, dao động từ 6,5-8,5%/năm ở kỳ hạn 12 tháng.

Trong khi đó, một số chương trình hỗ trợ giảm lãi suất cho vay (giảm từ 1-2%/năm) từ các ngân hàng thương mại được công bố (Agribank, BIDV, MBB…). Tuy nhiên, điều này mới chỉ xuất hiện ở phạm vi nhỏ, với từng sản phẩm được thiết kế riêng dành cho một số nhóm ngành cụ thể.

Mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường cho doanh nghiệp sản xuất thông thường đang dao động ở mức 10-10,5%/năm cho kỳ hạn 6 tháng và 11-12%/năm cho kỳ hạn 12 tháng, trong khi lãi suất vay tiêu dùng đã được đẩy lên mức 14-16%/năm.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Lợi nhuận ngành ngân hàng tăng 7,8%, đạt 72.094 tỷ đồng trong quý 1/2024

Lợi nhuận ngành ngân hàng tăng 7,8%, đạt 72.094 tỷ đồng trong quý 1/2024

sự kiện🞄Thứ tư, 08/05/2024, 14:23

(CL&CS) - Vietcombank, Techcombank, BIDV, VietinBank và MB là những ngân hàng dẫn đầu về lợi nhuận trong quý 1/2024. Lợi nhuận trước thuế của top 5 chiếm đến 52,3% tổng lợi nhuận của 27 ngân hàng niêm yết.

Đẩy mạnh hệ sinh thái số đa dạng trong lĩnh vực ngân hàng

Đẩy mạnh hệ sinh thái số đa dạng trong lĩnh vực ngân hàng

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:55

(CL&CS) - Vừa qua, tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại đã không ngừng đầu tư công nghệ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ chuỗi khối vào hoạt động nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ cho khách hàng.

Thêm ngân hàng triển khai gói vay trả nợ trước hạn tại ngân hàng khác

Thêm ngân hàng triển khai gói vay trả nợ trước hạn tại ngân hàng khác

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:54

(CL&CS) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) triển khai gói vay trả nợ trước hạn khoản vay tại ngân hàng khác với lãi suất cực hấp dẫn, chỉ từ 4,6%/năm, ân hạn nợ gốc lên tới 24 tháng. Đặc biệt, khách hàng không cần chuẩn bị tiền để tất toán khoản vay ở ngân hàng cũ.