Nét độc đáo trong nghề dệt thổ cẩm của người Thái ở Nghệ An
(CL&CS) - Nghề dệt thổ cẩm của người Thái ở Nghệ An được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia là một sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực gìn giữ và trao truyền nghề truyền thống.
Ngày 11/6, thông tin từ UBND tỉnh Nghệ An cho biết, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định số 1657/QĐ-BVHTTDL, đưa nghề dệt thổ cẩm của người Thái tỉnh Nghệ An vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình nghề thủ công truyền thống.

Nghề dệt thổ cẩm mang trong mình những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Thái. Ảnh: TL
Trang phục truyền thống của dân tộc Thái ở Nghệ An được xem là nét văn hóa đặc sắc. Ít có bộ trang phục truyền thống của dân tộc nào tuy đơn giản nhưng tinh tế hài hòa, thể hiện được tính nhân văn cũng như nét đẹp quyến rũ lòng người như của dân tộc Thái.
Để có được một bộ trang phục đẹp là cả một quá trình lao động miệt mài, nhẫn nại của người phụ nữ Thái từ khâu trồng bông, chế biến bông thành sợi, nhuộm màu, dệt vải, cắt may cho đến thêu hoa văn trên trang phục…
Vì thế, nghề dệt thổ cẩm từ lâu đã gắn bó mật thiết với đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Thái ở miền Tây Nghệ An. Người Thái có câu: “Nhinh hụ dệt phai, Chai hụ san hẻ, nhinh na”, có nghĩa là “gái biết dệt vải, trai biết đan chài, bắn nỏ”.
Nguyên liệu chính để làm nên trang phục của người Thái là bông vải và tơ tằm. Dân tộc Thái là một trong những dân tộc sớm biết và phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, trồng bông dệt vải để tạo nên những sản phẩm có trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao, tinh xảo.
Với khung cửi thô sơ, đôi bàn tay khéo léo và sự trao truyền tri thức dân gian, những người phụ nữ Thái tạo nên những tấm vải rực rỡ sắc màu, mang đậm nét hoa văn truyền thống, chứa đựng lịch sử, tín ngưỡng, quan niệm thẩm mỹ và thế giới quan của cộng đồng.
Thổ cẩm hiện diện trong mọi nghi lễ trọng đại của người Thái, từ lễ cưới hỏi, mừng nhà mới, cúng tổ tiên đến sinh hoạt thường nhật.
Mỗi tấm áo, chiếc váy, khăn đội đầu hay túi vải đều mang theo dấu ấn văn hóa sâu đậm và tình cảm thiêng liêng của người làm ra nó. Đó là sợi dây kết nối giữa các thế hệ, là biểu tượng cho lòng tự hào và ý thức gìn giữ cội nguồn.

Nghệ nhân Sầm Thị Bích truyền dạy kỹ thuật dệt màn cho các chị em trong bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Ảnh: Hoa Tiến Brocad
Việc công nhận nghề dệt thổ cẩm của người Thái ở Nghệ An là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ ghi nhận giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của cộng đồng dân tộc Thái, mà còn tạo điều kiện để bảo tồn, phát huy nghề thủ công gắn với phát triển du lịch, kinh tế - xã hội ở địa phương.
Theo Nhà báo và công luận
Bình luận
Nổi bật
Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
sự kiện🞄Thứ sáu, 11/07/2025, 21:25
(CL&CS) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch số 3283/KH - BVHTTDL về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tháp Bà Pô Nagar nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt
sự kiện🞄Thứ sáu, 11/07/2025, 21:19
(CL&CS) - Di tích Tháp Bà Pô Nagar hàm chứa những giá trị tiêu biểu cũng như tín ngưỡng văn hóa truyền thống lâu đời của cộng đồng dân tộc Việt - Chăm.
Hơn 10,6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng
sự kiện🞄Thứ năm, 10/07/2025, 14:35
(CL&CS) - Theo số liệu vừa công bố từ Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã đón hơn 10,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là kết quả tích cực cho thấy đà phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch trong bối cảnh môi trường quốc tế còn tiềm ẩn nhiều biến động.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.