Thứ bảy, 05/12/2015, 11:00 AM

Nên hay không?

(NTD) - Những ngày qua, các doanh nghiệp (DN) ngành sữa một phen “lên ruột” trước thông tin Tổng cục Hải quan đã có công văn yêu cầu cục hải quan các địa phương thực hiện việc thu thuế mặt hàng Anhydrous Milkfat theo mã số mới là 0405.90.90 với thuế suất nhập khẩu 15%.

Với mức thuế suất này, nếu bị “hồi tố” từ năm 2000, số thuế truy thu đối với các DN ngành sữa được ước tính vào khoảng 1.000 tỷ đồng.

Ngay lập tức, 8 DN ngành sữa đã đồng loạt ký tên vào bản kiến nghị khẩn cấp gửi tới Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài chính nhằm phản đối công văn thay đổi mã số đối với mặt hàng dầu bơ khan của Tổng cục Hải quan. Theo tài liệu Quy chuẩn Codex của Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế (Việt Nam là thành viên cấp chính phủ), Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam (TCVN 8434:2010) thì Anhydrous Milkfat hay Anhydrous Butterfat đều là dầu bơ khan, có mã số khai báo là 0405.90.10, với mức thuế suất nhập khẩu là 5%.

Sua
 

Vào ngày 8/12/2014, căn cứ trên kết quả phân tích đối với một mẫu hàng thuộc lô hàng Anhydrous Milkfat do Công ty TNHH Nestlé Việt Nam nhập khẩu, Tổng cục Hải quan đã có công văn yêu cầu cục hải quan các địa phương thực hiện thu thuế mặt hàng Anhydrous Milkfat theo mã số mới là 0405.90.90 với mức thuế suất nhập khẩu mới là 15%.

Sau đó, do bị các DN ngành sữa phản đối mạnh nên Tổng cục Hải quan đã đồng ý dừng việc áp dụng mã số mới và không thực hiện truy thu thuế. Tuy nhiên mới đây, Tổng cục Hải quan lại tiếp tục ra văn bản chỉ đạo các cục hải quan địa phương tiến hành áp dụng mã số mới và thực hiện việc truy thu thuế từ năm 2010 đối với mặt hàng Anhydrous Milkfat. Bản kiến nghị của 8 DN ngành sữa nêu rõ, với mức thuế suất nhập khẩu mới là 15%, số thuế truy thu ước tính sẽ vào khoảng 1.000 tỷ đồng.

Theo bản kiến nghị này, việc áp dụng mã số thuế không đúng của cơ quan Hải quan sẽ gây nên những hệ lụy như ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của DN với việc phải nộp bổ sung thuế một cách bất hợp lý từ một văn bản chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN do hàng hóa đã được đưa vào sản xuất từ nhiều năm trước, vi phạm các cam kết của Chính phủ Việt Nam với các Hiệp định song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia và sau cùng sẽ làm tăng giá thành sản phẩm đối với sản phẩm sữa, đặc biệt là các sản phẩm sữa trẻ em mà Chính phủ đang kiểm soát giá, do đây là nguyên liệu sản xuất chính. Tất nhiên, sau cùng, người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu.

Liên quan đến vụ việc, ông Robbie Taylor, Phó Đại sứ New Zealand tại Việt Nam đã có công văn khẩn gửi Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu thuộc Tổng cục Hải quan bày tỏ quan ngại và mong cơ quan chức năng không ban hành các quyết định ấn định thuế và hủy bỏ yêu cầu truy thu thuế.

Đáp lại bản kiến nghị của các DN sữa, một vị đại diện Tổng cục Hải quan nói với Phóng viên Báo Lao Động: “Theo quy định của biểu thuế Việt Nam, 2 mặt hàng Anhydrous Milkfat và Anhydrous Butterfat thuộc 2 dòng thuế khác nhau. Có nghĩa, quy định trong danh mục sản phẩm mà các DN nhập khẩu được phân ra làm 2 loại gồm chất béo của bơ và chất béo của sữa. Nếu xác định đó là chất béo của sữa chứ không phải dầu bơ, các DN sẽ bị truy thu với thuế suất 15%”.

Về số thuế bị truy thu từ năm 2010 theo ước tính của vị đại diện Tổng cục Hải quan, nhiều nhất có thể chỉ là 700 tỷ đồng chứ không thể lên tới mức 1.000 tỷ đồng.

Như vậy, câu chuyện về mức thuế suất 5% hay 15% đến bây giờ vẫn chưa có hồi kết, vấn đề đặt ra là cơ quan chức năng có nên đẩy doanh nghiệp “đối đầu” với mình để biện luận, tranh luận hay phản bác về một khoản mục rất nhỏ trong chính sách thuế. Giả dụ cơ quan chức năng “thắng” doanh nghiệp, thu được thêm ngàn tỷ đồng nhưng sẽ làm mất đi lòng tin của hàng ngành doanh nghiệp khác, giá trị mất đi từ niềm tin của đa số doanh nghiệp và cộng đồng quốc tế còn đáng giá hơn nhiều ngàn tỷ đồng khác. Nên hay không nên, lúc này là cả một nghệ thuật trong điều hành chính sách.

 Vĩnh Bảo

Bình luận

Nổi bật

Lấy ý kiến 11 Dự thảo Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Lấy ý kiến 11 Dự thảo Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:11

(CL&CS) - Bộ Công Thương đang lấy ý kiến đóng góp của tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân về 11 Dự thảo Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn.

Ban hành quy chuẩn về xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Ban hành quy chuẩn về xử lý chất thải rắn sinh hoạt

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:39

(CL&CS) - Theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, chậm nhất đến ngày 31/12/2024, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ chính thức thực hiện việc phân loại rác tại nguồn.

Đảm bảo an toàn PCCC trong thiết kế buồng đổ rác, ống đổ rác trong nhà và công trình

Đảm bảo an toàn PCCC trong thiết kế buồng đổ rác, ống đổ rác trong nhà và công trình

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:25

(CL&CS) - Buồng đổ rác và ống đổ rác đã trở thành một phần không thể thiếu trong các nhà và công trình cao tầng. Để đảm bảo an toàn cho người và tài sản, việc thiết kế và lắp đặt cần tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC).