Chủ nhật, 09/06/2024, 21:13 PM

Năng suất lao động của Việt Nam vẫn ở mức thấp

(CL&CS) - Hiện năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực khi NSLĐ của Việt Nam năm 2022 chỉ tương đương 11,4% của Singapore, 24,7% của Hàn Quốc, 26,3% của Nhật Bản… Để tăng NSLĐ, theo ý kiến của các chuyên gia, cần thúc đẩy NSLĐ ngành chế biến chế tạo cùng với mở rộng quy mô của ngành, bởi đây sẽ là động lực chính thúc đẩy NSLĐ trong cả nền kinh tế.

Cải thiện NSLĐ doanh nghiệp tư nhân sẽ là cú huých lớn cho doanh nghiệp cả nước. Ảnh minh hoạ: PHẠM HÙNG

Cải thiện NSLĐ doanh nghiệp tư nhân sẽ là cú huých lớn cho doanh nghiệp cả nước. Ảnh minh hoạ: PHẠM HÙNG

Nguy cơ tụt hậu về nguồn nhân lực

Từ năm 2011 đến nay, theo Tổng cục Thống kê, NSLĐ tăng 2,7 lần, từ 70 triệu đồng/lao động năm 2011 lên 188,7 triệu đồng/lao động năm 2023 - đây là mức cao so với khu vực và đang thu hẹp dần khoảng cách với các nước. Tăng NSLĐ cũng góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nhờ đó trong quý 1/2024, thu nhập bình quân của người lao động là 7,6 triệu đồng, tăng 549 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2023.

Phân tích rõ hơn nguyên nhân khiến NSLĐ của Việt Nam thấp trong khu vực, TS. Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng, Ban Kinh tế Trung ương chỉ ra là do cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam phần lớn là lao động làm việc trong khu vực phi chính thức và hộ gia đình. Lao động làm việc trong doanh nghiệp chỉ chiếm chưa đầy 30% lao động có việc làm trong năm 2022 nhưng lại tạo ra tới 60% GDP cho cả nền kinh tế (khu vực tư nhân tạo ra khoảng 10%, khu vực doanh nghiệp FDI tạo ra khoảng 20,14% và khu vực doanh nghiệp nhà nước tạo ra khoảng 29% GDP).

Đáng chú ý, bên cạnh NSLĐ thấp, lao động Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế khác. Theo ông Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội, các doanh nghiệp vẫn rơi vào tình trạng thiếu lao động do dư thừa lao động có chất lượng thấp, lao động không có trình độ chuyên môn chiếm tỉ lệ lớn, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp, thiếu đội ngũ có trình độ chuyên môn giỏi trong các lĩnh vực, khả năng tự tìm kiếm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp còn nhiều hạn chế, dẫn đến phải thuê lao động nước ngoài. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng.

Các nguồn FDI đầu tư vào Việt Nam sẽ bị suy giảm nghiêm trọng nếu không có sự thay đổi về chất lượng đào tạo kịp thời. Không chỉ vậy, Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu về nguồn nhân lực, mất đi lợi thế về chi phí lao động giá rẻ”, hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội nhấn mạnh.

Đâu sẽ là động lực chính?

Để nâng cao NSLĐ, TS Nguyễn Tú Anh cho rằng, trọng tâm của chính sách kinh tế trong giai đoạn 2021-2030 nên tập trung vào ngành chế biến chế tạo vì đây là khu vực động lực thúc đẩy NSLĐ cả nền kinh tế. Chỉ khi NSLĐ của ngành chế biến chế tạo tăng lên thì mới có thu nhập tăng thêm để chi tiêu cho ngành dịch vụ qua đó làm tăng NSLĐ ngành dịch vụ, hay nói cách khác NSLĐ ngành dịch vụ là phái sinh theo sau ngành chế biến chế tạo. Thúc đẩy NSLĐ ngành chế biến chế tạo cùng với mở rộng quy mô của ngành sẽ là động lực chính thúc đẩy NSLĐ trong cả nền kinh tế.

“Bên cạnh đó, cần hỗ trợ hình thành nên các doanh nghiệp lớn, những “sếu đầu đàn” dựa trên tiềm lực hiện có của các doanh nghiệp hiện nay để dẫn dắt ngành phát triển theo một chuỗi cung ứng do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ như: sản xuất ô tô, điện tử, công nghệ thông tin, ngân hàng, tài chính, chế biến nông lâm thủy sản... Đặc biệt chú trọng mở rộng quy mô doanh nghiệp tư nhân, cải thiện NSLĐ doanh nghiệp tư nhân sẽ là cú huých lớn cho doanh nghiệp cả nước”, TS Nguyễn Tú Anh nhấn mạnh.

Còn theo TS. Phạm Thu Lan, Viện Công nhân - Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), tăng NSLĐ trong chặng đường sắp tới là một thách thức, bởi chuyển từ một nước thu nhập thấp lên một nước thu nhập trung bình dễ hơn rất nhiều so với từ một nước thu nhập trung bình lên thu nhập cao. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, tăng NSLĐ giai đoạn tới không thể dựa vào việc đi tiếp con đường đã đi mà đòi hỏi sự chuyển đổi mô hình, chuyển đổi nền kinh tế đi liền với chuyển đổi về việc làm, lực lượng lao động và kỹ năng. Để thực hiện thành công sự chuyển đổi đồng bộ này, chính sách tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi đóng vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, cần xác lập mức lương tối thiểu thỏa đáng, lựa chọn nhà đầu tư tiên tiến, chất lượng, có tính tuân thủ pháp luật cao để đóng góp nâng cao NSLĐ quốc gia.

Theo số liệu của Ngân hàng thế giới (WB), tính theo sức mua tương đương (PPP), trong giai đoạn 2021- 2022, NSLĐ Việt Nam tăng bình quân 4%/năm, cao hơn nhiều bình quân chung của thế giới là 2% và đứng thứ 2 Đông Nam Á (NSLĐ bình quân của Singapore, Indonesia, Malaysia, Campuchia, Thái Lan, Philippines lần lượt là 5,8%, 3,7%, 3,3%, 2,2%, 1,9% và 1,2%; trong khi Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản tăng lần lượt 3,5%, 1,7% và 1,5%).

Mặc dù đã có sự cải thiện nhưng NSLĐ của Việt Nam vẫn ở mức thấp; trong giai đoạn 2021-2023, tỷ lệ tăng NSLĐ thấp hơn mục tiêu đề ra (5,5%/năm). Xét theo giá trị tuyệt đối, NSLĐ của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực: NSLĐ của Việt Nam năm 2022 chỉ tương đương 11,4% của Singapore, 24,7% của Hàn Quốc, 26,3% của Nhật Bản, 35,4% của Malaysia, 64,8% của Thái Lan, 79% của Indonesia, 94,5% của Philippines. Khoảng cách về NSLĐ và trình độ phát triển giữa các vùng, miền, khu vực còn khá lớn. Các yếu tố nền tảng cho tăng NSLĐ nhanh và bền vững vẫn còn gặp nhiều trở ngại, vướng mắc, chưa thực sự có bước đột phá.

Theo Tạp chí Hải quanông luận

Bình luận

Nổi bật

Hải Phòng: Tập huấn về Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015

Hải Phòng: Tập huấn về Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015

sự kiện🞄Thứ sáu, 27/09/2024, 10:44

(CL&CS)- Chiều 19/9, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng phối hợp với Văn phòng Thành ủy tổ chức Hội nghị tập huấn kiến thức chung về Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN IS0 9001:2015 cho cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Thành ủy.

Thực hiện công cụ KPI giúp doanh nghiệp tăng năng suất, đạt mục tiêu đề ra

Thực hiện công cụ KPI giúp doanh nghiệp tăng năng suất, đạt mục tiêu đề ra

sự kiện🞄Thứ sáu, 27/09/2024, 10:44

(CL&CS) - KPI là hệ thống chỉ số phản ánh mức độ hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp, bộ phận hay cá nhân. Chỉ số này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra.

Tích hợp công cụ tăng năng suất chất lượng: Doanh nghiệp tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí, tối ưu quy trình và nguồn lực

Tích hợp công cụ tăng năng suất chất lượng: Doanh nghiệp tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí, tối ưu quy trình và nguồn lực

sự kiện🞄Thứ năm, 26/09/2024, 08:12

(CL&CS) - Theo các chuyên gia, hướng đến sự tồn tại và phát triển bền vững, doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc tích hợp các hệ thống quản lý nhằm mang lại nhiều lợi ích cho đơn vị trong việc thúc đẩy năng suất, chất lượng, bảo vệ môi trường…