“Nàng dâu” ai cũng muốn có

(NTD) - Là “con gái rượu” của Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản (Vissan) nổi tiếng trong lĩnh vực thực phẩm với bề dày 45 năm, do đó, Vissan luôn được đặt trong tầm ngắm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

“Nóng” với cổ phiếu của ông lớn ngành thịt nguội

20160308 - Vissan nang dGu ai c_ng mu_n - -nh Hoa
 

Đầu tuần này, Vissan đã thực hiện đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) với giá trị thu về gần 907 tỷ đồng. Với những lệnh đặt “khủng” trong phiên đấu giá, Vissan đã gây “sốt” cho các nhà đầu tư khi giá đấu thành công bình quân đạt 80.053 đồng/cổ phiếu cao gấp 4,71 lần so với giá khởi điểm, 17.000 đồng/cổ phiếu. Theo các nhà đầu tư thì đây là một cuộc IPO hiếm có trên sàn chứng khoán khi có 142 nhà đầu tư trong và ngoài nước đăng ký mua (63.589.634 cổ phần), cao gấp 5,61 lần so với lượng bán ra (11.328.002 cổ phần).

Trao đổi với phóng viên, ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Vissan, tiết lộ sau phiên đấu giá này, Công ty tiếp tục tổ chức phiên đấu giá cổ phần cho 3 nhà đầu tư chiến lược vào ngày 24/3. Đó là 2 công ty con thuộc Tập đoàn Massan gồm CTCP Dinh dưỡng Nông nghiệp quốc tế (Anco), CTCP Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc (Proconco) và Tập đoàn CJ (Hàn Quốc). Ông Mười cũng cho biết ngày 29/4, Vissan sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu tiên sau cổ phần hóa và sẽ công bố lộ trình thoái vốn của Nhà nước.

Theo phương án cổ phần hóa, Vissan có vốn điều lệ 809,14 tỷ đồng; trong đó tỷ lệ vốn điều lệ của Satra nắm giữ 65%, nhà đầu tư chiến lược 14%, nhà đầu tư bên ngoài 14%, cán bộ nhân viên và tổ chức công đoàn là 7%.

Vì sao Vissan đắt hàng?

20160308 - Vissan nang dGu ai c_ng mu_n - -nh Hoa
Sản phẩm của Vissan đều có mặt tại các hệ thống siêu thị như Co.opmart, Big C, Metro...

Hiện nay, Vissan là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành thực phẩm chuyên về sản xuất kinh doanh thực phẩm tươi sống (thịt heo, thịt bò), thực phẩm chế biến khô (thịt hộp, lạp xưởng, xúc xích tiệt trùng), thực phẩm chế biến mát - đông lạnh (hàng đông lạnh, thịt nguội, thịt giò).

Đối với TP.HCM, Vissan đang là một trong các nhà cung cấp lớn nhất, với khoảng 100 tấn thịt heo mỗi ngày qua mạng lưới phân phối rộng khắp từ cửa hàng của Vissan, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ...

Trong lĩnh vực thực phẩm chế biến khô, Vissan giữ 65% thị phần sản phẩm xúc xích tiệt trùng cả nước với 3 thương hiệu là Xúc xích 3 Bông mai, Xúc xích Dzui Dzui; giữ 70% thị phần cả nước về lạp xưởng; 20% thị phần đồ hộp với các sản phẩm từ heo, cá, bò và gà. Sản phẩm thịt nguội chiếm 10% thị phần cả nước...

Theo báo cáo tài chính giai đoạn 2012-2015, Vissan là doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng luôn ổn định. Với doanh thu thuần tăng trưởng 3,9% năm 2013 và 5,4% năm 2014, trong khi lợi nhuận tăng lần lượt 5,4% và 1,9%. Trong 9 tháng đầu năm 2015, doanh thu đạt 2.644 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 124,5 tỷ đồng

“Rể” nào hợp với nàng dâu Vissan?

Theo ông Văn Đức Mười, 3 nhà đầu tư Anco, Proconco và CJ đều đáp ứng các tiêu chí của nhà đầu tư chiến lược, tức là phải cam kết bảo vệ thương hiệu, cũng như bảo đảm công ăn việc làm, đồng hành trong chính sách nghề nghiệp với Vissan (phải kinh doanh trong các lĩnh vực như chăn nuôi, thực phẩm chế biến...) và cam kết không chuyển nhượng cổ phần trong 5 năm đầu.

Tập đoàn CJ CheilJadang Corporation đến từ Hàn Quốc đã phát triển mạnh ở Việt Nam trong lĩnh vực chăn nuôi. CJ đã thành lập Công ty CJ Vina Agri chuyên sản xuất, kinh doanh cám gia súc, gia cầm tại Việt Nam từ năm 1999. Việc hợp tác với Vissan sẽ giúp CJ tiến sâu hơn vào ngành chăn nuôi từ việc cung cấp con giống, thức ăn cho đến khâu phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Ngược lại, CJ cũng khẳng định đưa Vissan phát triển mạnh hơn ở thị trường trong nước cũng như nước ngoài.

Tuy nhiên, Tập đoàn Masan với 2 công ty con là Procono Anco cũng sẽ là đối thủ nặng ký của CJ. Khi Procono nổi tiếng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi với thương hiệu Con Cò và Anco là công ty thức ăn chăn nuôi có tốc độ phát triển rất nhanh ở Việt Nam.

Proconco và Anco kết hợp lại sẽ là công ty sản xuất thức ăn cho heo lớn nhất (không bao gồm trại gia công) và là công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi nói chung lớn thứ 2 tại Việt Nam, sau CTCP Chăn nuôi C.P. Việt Nam của Thái Lan. Như vậy, Masan, đã có trong tay một nền tảng lớn trong ngành thức ăn chăn nuôi, sẽ là nhà đầu tư chiến lược nặng ký so với ông lớn đến từ Hàn Quốc trong cuộc chiến này.

Vậy ai sẽ là người trở thành “rể mới” của Vissan? Điều đó chỉ có thể trông chờ vào ngày đấu giá sắp tới.

Ánh Hoa

Bình luận

Nổi bật

Bà Lê Hải Liễu: Gỗ Đức Thành sẽ “vượt bão” thành công

Bà Lê Hải Liễu: Gỗ Đức Thành sẽ “vượt bão” thành công

sự kiện🞄Thứ bảy, 18/05/2024, 09:34

(CL&CS) - “Tôi tin rằng với chiến lược kinh doanh phù hợp, kế hoạch triển khai cụ thể, cùng với kinh nghiệm và bản lĩnh sẵn có, Gỗ Đức Thành sẽ lại “vượt bão” thành công”, đó là thông điệp của bà Lê Hải Liễu, Chủ tịch HĐQT Gỗ Đức Thành trong năm 2024.

Giải thưởng Tạ Quang Bửu vinh danh nhà khoa học có nghiên cứu xuất sắc

Giải thưởng Tạ Quang Bửu vinh danh nhà khoa học có nghiên cứu xuất sắc

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 13:37

(CL&CS)- Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai giải thưởng Tạ Quang Bửu dành cho các nhà khoa học có kết quả nghiên cứu cơ bản xuất sắc.

Saigon Co.op - nhà bán lẻ thuần việt lâu đời nhất Việt Nam

Saigon Co.op - nhà bán lẻ thuần việt lâu đời nhất Việt Nam

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:09

(CL&CS) - Trong 34 năm, Saigon Co.op không ngừng phát triển và đổi mới liên tục thay đổi theo xu thế như phát triển đa dạng các mô hình bán lẻ, thực hiện chuyển đổi số, tái cơ cấu nguồn nhân lực, quản trị, tinh gọn các khâu, mang đến chất lượng và dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng…