Chủ nhật, 20/08/2023, 20:34 PM

Nâng chất cho hạt muối

(CL&CS) - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay mỗi năm nước ta có nhu cầu sử dụng khoảng 1,5-1,6 triệu tấn muối. Dự báo đến năm 2030, con số này tăng lên khoảng 2 triệu tấn. Tuy nhiên, hiện nay mỗi năm nước ta phải nhập khẩu khoảng 600 nghìn tấn, và con số này dự báo sẽ là trên 1 triệu tấn đến năm 2030.

2-images20230817171127

Một đất nước có bờ biển dài, tiềm năng sản xuất muối lớn, hiện giá muối thấp, đời sống diêm dân còn nghèo mà mỗi năm chúng ta vẫn phải chi cả tỷ USD để nhập khẩu mặt hàng này. Đây đang là một nghịch lý với hạt muối Việt Nam.

Lý giải về vấn đề trên, các nhà quản lý thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương cho rằng, ngành sản xuất muối nước ta còn nhiều hạn chế như hạ tầng sản xuất còn manh mún, lạc hậu; việc sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết khiến năng suất thấp, sản lượng thiếu ổn định; hoạt động sản xuất chưa có sự liên kết; dịch vụ logistics chưa được chú trọng... Do đó, sản phẩm muối của nước ta chủ yếu là muối thô, giá thành và chất lượng khó cạnh tranh. Đặc biệt, nhu cầu muối chất lượng cao phục vụ ngành hóa chất thì muối trong nước chưa thể đáp ứng nên cần phải nhập khẩu. Theo một số chuyên gia kinh tế, một số quốc gia có những mỏ muối lớn, là các mỏ nên việc khai thác dễ dàng và chất lượng muối kết tinh cao. Nguồn muối cạnh tranh này được các doanh nghiệp hóa chất trong nước lựa chọn để nhập.

Nhìn thẳng thực tế, ngành muối nước ta cần phải nâng cao năng lực về hạ tầng, công nghệ sản xuất cũng như liên kết trong chuỗi sản xuất- tiêu thụ và các dịch vụ hỗ trợ để chất lượng và giá cả hạt muối tăng tính cạnh tranh, gia tăng thị phần tiêu dùng trong nước. Để đạt được mục tiêu này, cần có những cơ chế, chính sách ưu đãi đối với ngành sản xuất muối như quy hoạch vùng sản xuất; hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư công nghệ, liên kết bao tiêu sản phẩm cho diêm dân, đầu tư hệ thống giao thông kết nối vùng muối; xây dựng các thương hiệu muối uy tín, hỗ trợ quảng bá đến người tiêu dùng trong và ngoài nước. Điều này vừa góp phần nâng cao đời sống diêm dân, tận dụng tốt hơn tiềm năng kinh tế biển, vừa giúp nền kinh tế tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu muối.

Theo Tạp chí Hải quan

Bình luận

Nổi bật

Phát triển nông nghiệp thông minh giúp tăng năng suất, chất lượng

Phát triển nông nghiệp thông minh giúp tăng năng suất, chất lượng

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:26

(CL&CS) - Cuộc cách mạng dữ liệu đang diễn ra trong nông nghiệp. Không thể đánh giá thấp tiềm năng biến đổi của nông nghiệp thông minh trong việc giải quyết những thách thức phức tạp mà thế giới chúng ta phải đối mặt ngày nay. Nông nghiệp thông minh và nông nghiệp chính xác tận dụng các công nghệ như máy bay không người lái trong nông nghiệp, robot, cảm biến IoT, GPS và hệ thống thông tin quản lý trang trại để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Bình Định: Phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn'

Bình Định: Phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn'

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:26

(CL&CS) - Mới đây, Sở KH&CN tỉnh Bình Định đã phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn" do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch - Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Áp dụng công cụ cải tiến Kaizen mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Áp dụng công cụ cải tiến Kaizen mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:25

(CL&CS) - Áp dụng công cụ cải tiến Kaizen mang đến lợi ích hữu hình cũng như vô hình cho doanh nghiệp. Kaizen tích lũy từng cải tiến nhỏ trong thời gian dài để tạo nên những kết quả to lớn đáng kể, giảm sự lãng phí, gia tăng năng suất chất lượng.