Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 04/01/2020, 16:38 PM

Năm 2020: Hai đại gia Boeing và Huawei lo gỡ gạc bở hơi tai

(NTD) - Theo Martin Webber - Biên tập viên Kinh doanh của BBC World Service, năm 2019 đã chứng kiến Boeing - một trong những công ty lớn của Mỹ, bị giáng một đòn mạnh vào danh tiếng của mình sau khi một trong những mẫu máy bay mới nhất là 737 Max bị tai nạn lần thứ hai. Ở một chiều hướng khác, cuộc thương chiến Mỹ - Trung khiến Huawei “sứt đầu mẻ trán”.

Phi cơ của Hàng không Etopiania bị rơi làm toàn bộ 157 người trên máy bay chết. Thảm họa không phải do khủng bố hay do sự cố cơ học thảm khốc gây ra, mà vì các phi công không thể kiểm soát được một phần mềm vốn là một hệ thống có tên MCAS, đã được xác định là nguyên nhân chính trong vụ tai nạn máy bay Lion 737 Max của Lion Air ở Indonesia vào tháng 10/2019, khiến 189 hành khách và phi hành đoàn tử vong.

BoeingH
Phân xưởng chế tạo 737 MAX tại Renton, Washington (Ảnh: GETTY IMAGES)

“Hệ thống bị hỏng” khiến Boeing khốn đốn

Nói về cả hai vụ tai nạn, Cơ trưởng Dennis Tajer - một trong những phi công giàu kinh nghiệm nhất của American Airlines với kinh nghiệm 27 năm, nói với tôi rằng với chiếc máy bay Boeing 737 Max đặc biệt này: "Chúng ta đã mắc vào một hệ thống văn hóa an toàn bị hỏng".

BoeingH 1
Phân nửa số doanh thu của Boeing là từ 737 MAX (Ảnh: BOEING)

Cơ trưởng Tajer, một cựu phi công của không quân, người phát ngôn của nghiệp đoàn phi công tại American Airlines, nói rằng ông "phẫn nộ" rằng Boeing và các cơ quan quản lý ban đầu đã quyết định không nói với các phi công về hệ thống MCAS.

Đây là "một sự vi phạm rất rõ ràng về niềm tin và luồng thông tin cho các phi công" - ông nói.

Phát biểu đại diện cho 15.000 phi công tại American Airlines và đề cập đến bí mật ban đầu của Boeing, Cơ trưởng Tajer nói: "Không ai tin điều đó nếu nó được viết dưới dạng hư cấu nhưng nó thực sự xảy ra ngay trước mắt chúng tôi".

BoeingH 2
Cơ quan kiểm soát yêu cầu 737 MAX không bay nữa sau tai nạn (Ảnh: GETTY IMAGES)

Các cơ quan giám sát đã bắt ngưng khai thác Boeing 737 Max sau vụ tai nạn thứ hai, gây ra những vấn đề lớn cho Boeing khi chiếc máy bay này chiếm khoảng một nửa doanh số máy bay thương mại của hãng. Các hãng hàng không đã phải cắt dịch vụ khi họ không thể sử dụng máy bay và sử dụng nữa cho đến khi hoàn thành một chương trình huấn luyện phi công.

Dennis Muilenburg - Tổng Giám đốc Boeing, đã bị buộc rời khỏi công ty vào tuần trước. Boeing trước đó đã công bố một ủy ban để giám sát việc phát triển, sản xuất và vận hành máy bay và dịch vụ của mình.

BoeingH 3
 Cơ trưởng Dennis Tajer (Ảnh: Dennis Tajer)

Thương chiến Mỹ - Trung: Huawei “sứt đầu mẻ trán”

Cuộc thương chiến - Trung diễn ra đến hết năm 2019, với các nghị quyết đưa ra thuế quan mới sau đó lại có các động thái giảm căng thẳng. Căng thẳng giữa hai nước càng bị gia tăng bởi quyết định của Mỹ nhắm vào công ty công nghệ khổng lồ của Trung Quốc là Huawei.

Huawei là công ty hàng đầu thế giới về các hệ thống gửi tín hiệu đến điện thoại di động; đặc biệt, thế hệ thứ năm hoặc mạng 5G. Nhưng Mỹ đã cấm sử dụng thiết bị của Huawei ở Mỹ và khuyến khích các đồng minh của họ làm điều tương tự.

BoeingH 4
Washington tin rằng Huawei được chính phủ Trung Quốc kiểm soát (Ảnh: GETTY IMAGES)

Mỹ cũng đã chặn Huawei sử dụng các hệ thống được phát triển bởi các công ty Mỹ bao gồm hệ điều hành Android của Google trước đây được cài đặt trên điện thoại di động của Huawei.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump tin rằng những tiến bộ công nghệ của Trung Quốc đã được xây dựng dựa trên việc đánh cắp tài sản trí tuệ và trợ cấp chính phủ có quy mô.

Washington cũng tin rằng Huawei rốt cuộc cũng sẽ bị chính phủ Trung Quốc kiểm soát và do đó có nguy cơ bảo mật nếu công nghệ của hãng này tham gia vào cơ sở hạ tầng truyền thông mới nhất của Mỹ.

Đáp lại, lãnh đạo Huawei cho biết không có bằng chứng sẵn có cho thấy hãng tạo ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với an ninh quốc gia của Mỹ.

BoeingH 5
Bà Mạnh Vãn Chu của Huawei vẫn đang được tại ngoại trong nỗ lực chống dẫn độ sang Mỹ (Ảnh: GETTY IMAGES)

Trong khi đó, lãnh đạo tài chính của hãng, bà Mạnh Vãn Chu, con gái của người sáng lập công ty, đã bị bắt hơn một năm trước và vẫn được tại ngoại tại Canada để chống lại việc dẫn độ sang Mỹ về tội vi phạm lệnh trừng phạt chống lại Iran.

* *

Trong các vấn đề nổi cộm về kinh tế năm 2020, theo nhà báo Martin Webber, lãnh đạo Boeing phải lo bở hơi tai để khắc phục sự cố đáng tiếc của Boeing 737 MAX nhằm bù vào thâm hụt sau hai tai nạn chết người, còn Huawei cũng không thoải mái gì khi phải lo chống đỡ các đòn của ông Trump về gian lận sở hữu trí tuệ vốn lâu nay đã vẫn diễn ra.

Kim Thoa

(Theo BBC News)

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.