Mừng vì vải xuất ngoại

(NTD) – Quả vải thiều tiếp cận thành công một số thị trường có quy định vệ sinh an toàn thực phẩm nghiêm ngặt như Mỹ, Ô-xtrâyli-a, Nhật Bản... khiến người trồng vải ở Lục Ngạn (Bắc Giang) khấp khởi mừng.

Rủi ro khi lệ thuộc Trung Quốc

Theo Bộ NNPTNT, bình quân 3 năm gần đây, thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 34% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của nước ta, trong đó kim ngạch xuất khẩu năm 2013 sang nước này đạt 9,5 tỷ USD. Có tới gần 100% lượng sắn, 70 - 75% lượng cao su, 35 - 40% lượng gạo (nếu tính cả xuất tiểu ngạch thì khoảng 50%)... của nước ta được bán sang thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, nước này còn tiêu thụ rất mạnh các sản phẩm gỗ, hạt điều, tiêu, rau quả, thủy sản...

Theo các chuyên gia, việc nông sản Việt Nam xuất khẩu nhiều vào Trung Quốc là bởi thị trường này rất dễ tính, không yêu cầu cao về chất lượng, thủ tục lại nhanh gọn, vận chuyển gần (chủ yếu bằng đường bộ)... nên thương lái nước ta rất chuộng bán hàng sang thị trường này.

image_1367

Xuất khẩu được sẽ giúp tăng giá trị quả vải lên hàng chục lần

Việc lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường là một điều cấm kỵ, bởi mọi biến động bất ngờ vì những lý do khách quan, bất khả kháng cũng sẽ gây ra những hậu quả khó lường, chứ chưa nói đến bối cảnh tình hình Biển Đông đang có nhiều phức tạp như hiện nay. Rõ ràng với kiểu làm ăn chộp giật, được chăng hay chớ, không có hóa đơn, không hợp đồng, không dự báo được nhu cầu của người mua… đã khiến nông sản Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào khách hàng Trung Quốc.

Rộng cửa sang Mỹ, Ô-xtrâyli-a, Nhật Bản...

Vụ vải thiều năm 2015, huyện Lục Ngạn lựa chọn 100 ha áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP với mục đích xuất khẩu sang Mỹ. Tiêu chuẩn Mỹ quy định rõ: Quả vải phải đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh - an toàn thực phẩm, phải được trồng ở vùng đăng ký và được Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam theo dõi, bảo đảm không có mầm bệnh, trước khi xuất khẩu phải được chiếu xạ chống ký sinh trùng, mỗi lô hàng phải có chứng chỉ an toàn thực phẩm của cơ quan hữu quan Việt Nam, chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ, quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, còn có các yêu cầu về quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) đang được áp dụng đối với các nước thành viên của WTO, quy định về nhãn mác thương hiệu, bao bì...

Trước vải thiều, Việt Nam đã có các sản phẩm hoa quả như thanh long (năm 2008) và chôm chôm (năm 2011) được chấp thuận vào thị trường Mỹ sau khi vượt qua nhiều vòng, nhiều năm đàm phán. Nhưng đặc điểm sinh học và thời vụ quả vải lại khác, nó không có nhiều thời gian bảo đảm chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và mẫu mã đẹp trước khi đến tay người tiêu dùng.

Tin tức mới nhất về Kinh doanh độc giả đọc tại đây.

PV

Bình luận

Nổi bật

Hàng nghìn doanh nghiệp bất động sản tham gia “đường đua”, thị trường đang thực sự sôi động trở lại?

Hàng nghìn doanh nghiệp bất động sản tham gia “đường đua”, thị trường đang thực sự sôi động trở lại?

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:16

Thị trường bất động sản đang có nhiều dấu hiệu tích cực khi làn sóng môi giới, doanh nghiệp thành lập mới đều tăng rõ rệt trong thời gian gần đây. Đây được coi là những tín hiệu cho thấy thị trường bất động sản đang trên con đường sôi động trở lại.

Chính phủ đề xuất đưa Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực trước 6 tháng

Chính phủ đề xuất đưa Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực trước 6 tháng

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:15

Mặc dù Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở từ cuối năm ngoái và sẽ có hiệu lực vào 1/1/2025, tuy nhiên Chính phủ đang đề xuất đưa hai luật này vào thực tế từ 1/7 tới, nghĩa là sớm hơn 6 tháng.

Không còn tâm lý chờ đợi, nhà đầu tư bất động sản đã sẵn sàng “xuống tiền”?

Không còn tâm lý chờ đợi, nhà đầu tư bất động sản đã sẵn sàng “xuống tiền”?

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:13

Hiện tại, nhà đầu tư đã thể hiện tâm lý tích cực hơn, sẵn sàng xuống tiền mua bất động sản trong năm nay mà không còn tâm lý chờ thị trường “tạo đáy” như trước kia.