Chủ nhật, 19/01/2020, 10:04 AM

Mùa xuân nói chuyện Áo dài

(NTD) - Đó chính là chiếc áo dài, một loại trang phục cách tân từ áo ngũ thân của Việt Nam, mặc cùng với quần dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ nhưng hiện nay thường được biết đến nhiều hơn với tư cách là trang phục nữ.

Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội, trình diễn; hoặc tại những môi trường đòi hỏi sự trang trọng, lịch sự; hoặc là đồng phục nữ sinh tại trường trung học phổ thông hay đại học; hay đại diện cho trang phục quốc gia trong các quan hệ quốc tế. Các người đẹp Việt Nam hầu hết đều chọn áo dài cho phần thi trang phục dân tộc tại các cuộc thi sắc đẹp quốc tế.

a
 

Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1744)

Với tham vọng lập quốc một cõi, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát ban hành sắc dụ về ăn mặc cho toàn thể dân chúng xứ Đàng Trong phải theo đó thi hành để phân biệt với Đàng Ngoài. Trong sắc dụ đó, người ta thấy lần đầu tiên sự định hình cơ bản của chiếc áo dài Việt Nam: “Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn ống tay hẹp cho tiện khi làm việc thì được phép...” (sách Đại Nam Thực lục).

Năm Minh Mạng thứ 9 (1828), triều đình Huế ra chiếu chỉ cấm đàn bà mặc váy và bắt phải mặc quần hai ống, nên hồi ấy mới xuất hiện câu ca dao than vãn:

Tháng Tám có chiếu vua ra

Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng!

a1
 

Đầu thế kỷ 20

Áo dài Lemur họa sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường vào thập kỷ 1930 đã thực hiện một cải cách quan trọng trên chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt mà thôi. Theo sách Áo dài Lemur và bối cảnh Phong Hóa & Ngày Nay của tác giả Phạm Thảo Nguyên (do Khai Tâm và Nhà xuất bản Hồng Đức phát hành năm 2019 và tư liệu trong cuốn sách do Nguyễn Trọng Hiền, con trai họa sĩ Lemur Nguyễn Cát Tường sưu tầm và gìn giữ) thì trên báo Phong Hóa số 90 ra ngày 23/3/1934, ông Cát Tường mạnh dạn đưa ra mẫu áo dài Lemur (“Le Mur” chính là cách dịch sang tiếng Pháp của Cát Tường) đầu tiên.

Vạt trước được họa sĩ nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi đồng thời thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo. Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch chuyển sang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn, điểm chia hai tà áo trước - sau cũng trễ dưới eo độ 8cm. Điều khác biệt nhất là eo áo được nhấn nhẹ. Áo này khi mặc lên hơi sát vào bụng, nên trông như ngực nở ra. Đó là nét mỹ thuật Âu Tây đầu tiên được đưa vào y phục phụ nữ Việt. Khi phát hiện chiếc áo dài mà người phụ nữ mặc trong lót áo yếm làm thân hình kém duyên, họa sĩ tìm tới chủ hiệu Cự Chung chuyên sản xuất áo khoác, áo bơi ở phố Hàng Bông, đề nghị dệt thêm... nịt vú mới để nâng ngực. Từ 1935, phụ nữ Việt Nam có đầy đủ “phụ tùng”, hết ngại mặc chiếc áo dài Lemur tân thời duyên dáng, các bà, các cô hãnh diện bước ra đường, tạo ra một phong trào đổi mới y phục phụ nữ quy mô sâu rộng nhất ở Việt Nam. Trước 1954, áo dài Việt Nam được sử dụng thường xuyên ở mọi tầng lớp nơi Hà thành.

Khi Trần Lệ Xuân còn tại vị, bà đã thiết kế ra kiểu áo dài cách tân mới bỏ đi phần cổ áo gọi là áo dài cổ thuyền, cổ hở, cổ khoét, dân gian gọi là áo dài Trần Lệ Xuân hay áo dài bà Nhu. Không chỉ lạ về mẫu áo, chiếc áo dài hở cổ còn được phá cách với họa tiết trang trí trên áo: Nhành trúc mọc ngược. Một số nhà phê bình phương Tây cho rằng nó hợp lý với thời tiết nhiệt đới của miền Nam Việt Nam.

a2
 

Áo dài raglan

Thập niên 1960 có nhà may Dung ở Dakao, Sài Gòn đưa ra kiểu may áo dài với cách ráp tay Raglan (ráp lăng). Cách ráp này đã giải quyết được vấn đề khó khăn nhất khi may áo dài: Những nếp nhăn thường xuất hiện hai bên nách.

a3
 

Áo dài truyền thống Việt Nam từ những năm 1970 đến nay

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ có sự biến đổi với nhiều kiểu dáng, chất liệu từ hiện đại đến phá cách. Áo dài còn được biến chuyển thành áo cưới, áo cách tân... Nhưng dù thế nào thì chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt vẫn giữ được nét uyển chuyển, gợi cảm, kín đáo mà không trang phục nào mang lại được. Trải qua nhiều thời kỳ biến đổi từ kiểu dáng và chất liệu cho đến nay chiếc áo dài Việt Nam đã trở thành bộ quốc phục mang hơi thở dân tộc, tôn thêm vẻ đẹp cho con người, bản sắc văn hóa Việt. Mỗi chiếc áo dài đều đem đến nét đặc trưng gợi cảm, kín đáo cho người phụ nữ mà không một bộ trang phục nào mang lại được. Ngày nay, vào những dịp Tết đến xuân về, các kỳ lễ hội, nghi thức lễ cưới hoặc tại các văn phòng cơ quan làm việc đều sử dụng chiếc áo dài truyền thống này. Khắp mọi miền lãnh thổ cho dù đi đến đâu bạn vẫn có thể dễ dàng nhìn thấy bộ quốc phục của đất nước Việt Nam. Trong các buổi lễ trang trọng của các cơ quan công sở và các trường phổ thông trung học cũng đặt vị trí chiếc áo dài lên tầm nghi thức trang trọng. Nó tôn lên vẻ trang nghiêm, nét đẹp kín đáo, quý phái mà không kém lộng lẫy nếu cho sắc màu vào.

 Mộc Lan

 

Bình luận

Nổi bật

Hà Nội: Đề xuất xây dựng một số hầm chui trong thời gian tới

Hà Nội: Đề xuất xây dựng một số hầm chui trong thời gian tới

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 14:43

(CL&CS) - Mới đây, Sở GTVT Hà Nội đã báo cáo UBND Thành phố về tình hình triển khai thực hiện lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 11 dự án đầu tư công trình giao thông sắp xây dựng trên địa bàn.

VINAMAC EXPO 2024: Hướng tới sản xuất xanh và công nghiệp xanh

VINAMAC EXPO 2024: Hướng tới sản xuất xanh và công nghiệp xanh

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 14:43

(CL&CS)- Thương hiệu xanh đang trở thành một khái niệm phổ biến khi nhu cầu và tiêu chí sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng ngày càng cao đặc biệt là ý thức quan tâm đến việc bảo vệ môi trường.

Dấu ấn chuyển đổi số ngành Du lịch

Dấu ấn chuyển đổi số ngành Du lịch

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 09:59

(CL&CS) - Hiện các điểm tham quan, bảo tàng, khu di tích trên địa bàn Thủ đô đang tích cực đổi mới phương thức bán và soát vé tham quan thông qua hệ thống vé điện tử. Trước yêu cầu cấp thiết của chuyển đổi số trong ngành Du lịch, đây được xem như một giải pháp mới tạo thuận lợi cho cả 3 bên: Khách du lịch, doanh nghiệp lữ hành và Ban Quản lý điểm đến.