Mưa nắng thất thường, đề phòng dịch bệnh hại cây trồng

(NTD) - Dù đã dự đoán năm nào nhuần 2 tháng, cây trồng sẽ khó khăn, nhưng người trồng cũng khá bất ngờ với thời tiết thất thường. Mưa ngay mùa xuân và mấy ngày gần đây nắng nóng bất thường. Mưa, nắng không theo mùa khiến cho hàng loạt cây trồng có nguy cơ mất mùa.

Cây lúa đang đối mặt với đạo ôn

Dịch bệnh đạo ôn chủ yếu xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc. Nguyên nhân được xác định là thời tiết bất thường. Cụ thể là trời âm u, độ ẩm cao, bộ phận không khí lạnh kéo dài khiến cho cây lúa bị đạo ôn một cách khó lường.

Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 7/4, bệnh đạo ôn hại lá lúa ở giai đoạn đẻ nhánh làm đòng trên cả nước trên 22.000 ha, tăng hơn 6.700 ha so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích nhiễm nặng hơn 900 ha, đặc biệt tại Nghệ An diện tích cháy rụi (cộng dồn) là 37 ha. Tại các tỉnh phía Bắc, diện tích lúa nhiễm đạo ôn hiện khoảng trên 9.000 ha, trong đó khoảng 456 ha nhiễm nặng… Bên cạnh bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn cũng gây hại với hơn 19.000 ha, tăng hơn 13.000 ha so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhiễm nặng hơn 300 ha, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Bắc Trung bộ (hơn 9.600 ha).

Trồng lúa
Thu hoạch lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Ảnh: minh họa

Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, trà lúa hè thu đang bắt đầu. Một số địa phương đang cho cày ải, phơi đất nhưng những đợt mưa trái mùa đã làm chậm tiến độ cày ải như Cà Mau chậm 8.000 ha, Bạc Liê, 5.000 ha… Các tỉnh đầu nguồn sông Hậu, sông Tiền cũng đang có nguy cơ thiếu nước do trời đang nắng lại mưa trái mùa khiến nước bốc hơi càng nhanh hơn, nhiệt độ trong nước ruộng tăng cao, độ ẩm giảm, ảnh hưởng đến tiến độ xuống giống.

Cây trái, hoa màu… chậm đậu trái

Hàng loạt nhà vườn tại miền Tây điêu đứng vì cây trái chậm ra trái hoặc tỷ lệ đậu trái thấp so với mọi năm. Biểu hiện rõ nhất là cây dâu tại huyện Phụng Hiệp, Châu Thành (tỉnh Hậu Giang), Phong Điền (Cần Thơ)… Các loại cây ăn trái vào mùa này được người dân than “tự dưng không chịu đậu trái”. Không chỉ xuất hiện ở các cây có giá trị kinh tế cao như cam, sầu riêng, măng cục mà ngay cả những loại cây dễ trồng, ít công chăm sóc như cóc, vú sữa cũng đậu trái một cách khiêm tốn.

Anh Võ Trần Công, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cho rằng chưa năm nào cây trái lại trở chứng như năm nay. Vườn dâu đậu trái rất thấp, chỉ bằng 70% so với năm trước, ngay cây cóc trước nhà cho trái cũng ít hơn. Anh dự báo, thời gian tới sẽ khan hiếm các loại cây ăn trái do gặp phải thời tiết bất thường chậm kết trái.

Trước thực trạng này, Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo các địa phương cần chỉ đạo hệ thống bảo vệ thực vật đặc biệt tăng cường điều tra, giám sát diễn biến dịch bệnh. Với các tỉnh khu vực trung du miền núi phía Bắc, cần hết sức đề phòng để ngăn chặn nguy cơ dịch châu chấu tre. Các địa phương phía Nam cần tăng cường thăm đồng, hướng dẫn bà con nông dân chăm sóc, kiểm soát dịch bệnh tốt trên các loại cây ăn trái.

Chăm sóc tốt các trà lúa, đặc biệt chú ý đến vườn cây ăn trái. Bón phân hợp lý, điều trị kịp thời, bảo vệ cây trồng tốt vẫn là công việc thường xuyên, liên tục không thể bỏ qua trong lúc này.

Tỉnh Đồng Tháp đã tích cực hướng dẫn người trồng lúa, hoa màu và cây ăn trái từ đây đến 20 ngày nữa cần thực hiện những động tác như: Những diện tích lúa đông xuân đã thu hoạch xong cần vệ sinh đồng ruộng, cày ải phơi đất, nhằm cắt đứt nguồn lưu tồn sâu bệnh cho lúa hè thu.

Theo dõi mật số rầy vào đèn để có kế hoạch xuống giống tập trung “né rầy”, hạn chế sự phát sinh gây hại của bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.

Tích cực thăm đồng, theo dõi kỹ mật số rầy trên ruộng, nhất là lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh – đòng trỗ để có biện pháp xử lý hiệu quả; khi rầy cám nở rộ 1-3 ngày tuổi, mật số rầy cao hơn 3 con/tép xử lý bằng thuốc trừ rầy chống lột xác; nếu mật số rầy cao với nhiều lứa gối nhau thì có thể phối hợp thuốc chống lột xác với thuốc có tác động lưu dẫn để tăng hiệu quả phòng trừ.

Áp dụng tốt các giải pháp kỹ thuật 3 giảm – 3 tăng, 1 phải – 5 giảm, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý nước hợp lý để lúa sinh trưởng và phát triển tốt nhằm giảm chi phí, tăng chất lượng và lợi nhuận. Hạn chế phun thuốc trừ sâu cho lúa dưới 40 ngày tuổi để bảo tồn thiên địch.

Đối với muỗi hành: Tiếp tục theo dõi tình hình gây hại của muỗi hành trên các trà lúa đang giai đoạn mạ – đẻ nhánh, chú ý bón phân cân đối, hợp lý để lúa đẻ nhánh nhanh, tập trung, cung cấp đủ lượng phân lân và kali giai đoạn đầu của cây lúa (7-10 ngày tuổi). Ở các ruộng đã bị nhiễm muỗi hành cần tiếp tục chăm sóc, tăng cường dinh dưỡng để lúa mau phục hồi, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ vì không hiệu quả.

Cần kiểm tra kỹ đồng ruộng, phát hiện sớm bệnh đạo ôn, cháy bìa lá, thối thân… để áp dụng các biện pháp canh tác và xử lý kịp thời bằng các loại thuốc đặc trị. Phun ngừa bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt khi lúa trỗ lẹt xẹt và trỗ đều. Tiếp tục theo dõi, chăm sóc và quản lý tốt những diện tích đã nhiễm bệnh.

Tuân thủ nguyên tắc 4 đúng khi phun thuốc, bảo đảm thời gian cách ly, không phun thuốc trừ sâu bệnh, thuốc kích thích sinh trưởng giai đoạn 20 ngày trước thu hoạch nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm; thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng để hạn chế ô nhiễm môi trường. Tích cực thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời hiệu quả. Thông báo kịp thời cho cán bộ địa phương và cán bộ kỹ thuật khi thấy tình hình sâu bệnh có dấu hiệu diễn biến phức tạp.

Hoàng Huy

Bình luận

Nổi bật

Doanh nghiệp bất động sản “trở lại đường đua”, thị trường vào pha phục hồi?

Doanh nghiệp bất động sản “trở lại đường đua”, thị trường vào pha phục hồi?

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:22

Kể từ đầu năm 2024, không chỉ các chủ đầu tư đồng loạt “bung hàng”, mở bán các dự án mới mà các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi giới cũng “ồ ạt” tuyển quân, chuẩn bị cho một chu kỳ mới của thị trường bất động sản.

Tin tưởng giá bất động sản sẽ còn tăng, chủ nhà đất liên tục “quay xe” dừng bán

Tin tưởng giá bất động sản sẽ còn tăng, chủ nhà đất liên tục “quay xe” dừng bán

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:21

Những tín hiệu tích cực của thị trường bất động sản thời gian qua đã tác động tích cực đến tâm lý nhà đầu tư và người mua nhà. Thậm chí không ít chủ đất đã quyết định “quay xe” không bán nữa dù trước đó “ráo riết” tìm khách mua.

Giá nhà đất xã vùng ven huyện Thanh Trì có giá rẻ chỉ hơn 20 triệu đồng/m2

Giá nhà đất xã vùng ven huyện Thanh Trì có giá rẻ chỉ hơn 20 triệu đồng/m2

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:21

Mặc dù Hà Nội đang trong tâm điểm sốt giá nhà đất nhưng ở một số nơi xa trung tâm Hà Nội như các xã vùng xa huyện Thanh Trì lại có mức giá vừa phải, đất nền chỉ 20 triệu đồng/m2, chung cư loanh quanh 30-40 triệu đồng/m2.