Thứ ba, 29/03/2022, 14:10 PM

Một nửa số doanh nghiệp tin rằng quý II tình hình sẽ tốt lên

(CL&CS) - Tích cực và đẩy nhanh hơn việc hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp là một trong những giải pháp để tăng trưởng GDP đạt được mục tiêu 6,5%.

Kinh tế - xã hội  ba tháng đầu năm 2022 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại. Nhưng việc đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 6,5% là một thách thức lớn. GSO cho rằng không cần điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, bà Nguyễn Thị Hương cho biết với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế để không lỡ nhịp với đà phục hồi của kinh tế thế giới, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội đã phát huy tác dụng, tạo động lực khôi phục và phát triển kinh tế nhanh, nên kinh tế-xã hội nước ta ba tháng đầu năm 2022 đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại.

Thu, chi ngân sách Nhà nước - (Tính đến 15/3/2022)

Thu, chi ngân sách Nhà nước - (Tính đến 15/3/2022)

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2022 ước tính tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất công nghiệp tình hình doanh nghiệp tiếp tục khởi sắc. Số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 36,7% so với cùng kỳ năm trước; tổng vốn đăng ký vào nền kinh tế tăng 21%.

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công được cải thiện rõ rệt, tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt mức cao. An sinh xã hội được đảm bảo. Các chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện.

Kinh tế vĩ mô ổn định. Hoạt động thương mại và dịch vụ khá sôi động. Xuất nhập khẩu phục hồi mạnh mẽ, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 809 triệu USD.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2022 tăng 0,7% so với tháng trước, quý I/2022, CPI tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 0,81%. Thu ngân sách Nhà nước đạt 25,5% dự toán năm. Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong quý I năm 2022 tăng trưởng tích cực, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước.

„Đây là kết quả của quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế của Quốc hội và Chính phủ, tạo niềm tin, động lực cho cộng đồng doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh“, bà Hương nói.

Niềm tin của doanh nghiệp thể hiện rõ ở những hành động nỗ lực phục hồi sản xuất kinh doanh, tiếp tục đầu tư, và dự cảm về xu hướng trong thời gian tới. Điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Tổng cục Thống kê cho biết, có 28,4% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn so với quý IV năm 2021; 35,8% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 35,8% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn.

Nói về dự kiến quý II năm 2022, có 50% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý I năm 2022; 32,3% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 17,7% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn.

  Tuy nhiên, tình hình thế giới còn nhiều bất định. Cuộc chiến giữa Nga – Ukraina chưa biết sẽ đi đến đâu và nó đang tác động mạnh mẽ tới kinh tế toàn cầu. Các tổ chức quốc tế đều điều chỉnh dự báo về tăng trưởng toàn cầu theo hướng giảm đi. Trong bối cảnh này, việc đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% như mục tiêu đặt ra cho năm 2022 này của Việt Nam là một thách thức lớn. Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nói.

Tuy vậy, quan điểm của Tổng cục Thống kê là vẫn xác định mục tiêu tăng trưởng 6,5% đặt ra, ông Lê Trung Hiếu, Vụ trưởng Vụ hệ thống tài khoản quốc gia cho biết.

Ông Hiếu cũng cho biết theo dự thảo về các kịch bản tăng trưởng năm 2022 vừa cập nhật, nếu cuộc chiến Nga và Ukraina vẫn căng thẳng, dịch covid vẫn diễn biến phức tạp thì GDP quý II tăng khoảng 5,5%, quý III khoảng 7,5% (bằng với kịch bản đặt ra ở Nghị quyết 0/NQ-CP về phát triển kinh tế xã hội 2022) và GDP quý IV ở mức 6,1%, thấp hơn 0,1 điểm % so với Nghị quyết 01. Đây là kịch bản thấp.

Ở kịch bản cao, với giả địch dịch bệnh được kiểm soát, trong nước mũi vaccine thứ 3 được phổ cập và cuộc chiến Nga-Ukraina hạ nhiệt, tăng trưởng GDP quý II ở mức 6,1% cao hơn mức đặt ra ở Nghị quyết 01 và quý III, quý IV, GDP sẽ như kịch bản ở Nghị quyết 01.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê dự báo, sang quý II, kinh tế - xã hội nước ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình chính trị thế giới phức tạp, khó lường, kinh tế thế giới phục hồi chậm lại, giá hàng hóa thiết yếu tăng cao, nguy cơ lạm phát cao trên toàn cầu. Dịch Covid-19 tuy đã cơ bản được khống chế ở Việt Nam nhưng còn diễn biến phức tạp trên thế giới.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5%, bà Hương cho rằng phải  kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát giá cả, thị trường, bảo đảm nguồn cung, lưu thông hàng hóa và các cân đối lớn của nền kinh tế, có  các phương án điều tiết nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, hạn chế việc tăng giá đột biến nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến lạm phát và đời sống người dân.

Và các giải pháp quan trọng tiếp theo là thúc đẩy sản xuất trong nước tiến tới tự chủ về nguồn cung nguyên nhiên vật liệu trong nước, đẩy mạnh thị trường nội địa, thúc đẩy xuất khẩu bền vững, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, khẩn trương khôi phục thị trường du lịch.   

Bên cạnh đó là đẩy mạnh cải cách hành chính, tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản, vướng mắc cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh. Tích cực và đẩy nhanh hơn việc hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam trong mọi lĩnh vực, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số thiết thực, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi tối đa các doanh nghiệp.

Linh Lan

Bình luận

Nổi bật

Phấn đấu giảm lãi suất cho vay từ 1-2% để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Phấn đấu giảm lãi suất cho vay từ 1-2% để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:17

(CL&CS) - Chiều tối ngày 16/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Thực hiện quyết liệt, nghiêm túc các biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn thị trường vàng

Thực hiện quyết liệt, nghiêm túc các biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn thị trường vàng

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:14

(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn thị trường vàng, bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn nữa; chú trọng công tác thông tin truyền thông để tạo sự đồng thuận trong xã hội.

“Xanh hóa” vật liệu xây dựng sẽ đóng góp tích cực vào hành trình chuyển đổi xanh nền kinh tế

“Xanh hóa” vật liệu xây dựng sẽ đóng góp tích cực vào hành trình chuyển đổi xanh nền kinh tế

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 15:58

(CL&CS) - Thúc đẩy chuyển đổi ngành sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng “xanh hóa” sẽ đóng góp tích cực vào hành trình chuyển đổi xanh nền kinh tế, hướng đến phát triển bền vững.