Văn hóa và Đời sống
Thứ hai, 15/04/2024, 15:43 PM

Một kiểu chăm sóc người già ‘độc lạ’ đang thành trào lưu: Không tốn tiền như ở viện dưỡng lão, lại không lo là ‘gánh nặng’ của con cái

Khi có tuổi, nhiều người chọn cách không phụ thuộc vào con cái, không sống trong viện dưỡng lão mà thiết lập kiểu chăm sóc người già này.

Khi về già, mỗi người đều mong muốn có 1 cuộc sống đủ đầy và hạnh phúc. Vì vậy, nhiều người tìm đến phương án hưu trí an toàn, thông minh để có thể sống bình yên lâu dài. Có người chọn vào viện dưỡng lão dưỡng già, có người lại thuê người giúp việc khi ngã bệnh, ốm đau. 

Không ít người chọn vào viện dưỡng lão để có thể an dưỡng cuối đời. Ở đây họ được chăm sóc cẩn thận, kỹ lưỡng, cũng có thể gặp gỡ nhiều người trạc tuổi mình và không có cảm giác cô đơn. Tuy nhiên, nhiều người già không có đủ khả năng chi trả cho chi phí sinh hoạt ở các viện dưỡng lão. Nhiều viện dưỡng lão thu chi phí 5.000 NDT/tháng (tương đương hơn 17 triệu đồng). Số tiền này thậm chí còn lớn hơn lương hưu mà nhiều người cao tuổi nhận được.

b1aafd10-50f9-4f7f-b81a-dc41d5666d2d

Không phải ai cũng có điều kiện kinh tế để sống trong viện dưỡng lão lâu dài. Ảnh: Toutiao

Tương tự như vậy, việc thuê người giúp việc chuyên nghiệp tới nhà chăm sóc người già cũng có khá nhiều bất cập. Số tiền phải chi ra hàng tháng để thuê 1 người giúp việc rơi vào khoảng 1.000-3000 NDT (3,4-10,4 triệu đồng). Tuy nhiên, nếu muốn thuê 1 người chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, đã được đào tạo các kiến thức về dinh dưỡng, tâm lý, bệnh tật... thì số tiền phải đạt tới mốc 8.000-9.000 NDT (28-31 triệu đồng) mỗi tháng.

Không ít người cao tuổi cũng không muốn ở cùng con cái khi về già. Khoảng cách thế hệ, sức ảnh hưởng của công việc, đồng tiền... dễ khiến họ nảy sinh những mâu thuẫn khác nhau. Có lẽ vì lý do đó nên nhiều người lớn tuổi vẫn sống 1 mình và bị bệnh tật, tuổi tác đe dọa vì không có ai ở cạnh chăm sóc. Thế nhưng hiện tại, ở Trung Quốc đang rộ lên 1 trào lưu dưỡng già khác, vừa tiết kiệm chi phí vừa không ảnh hưởng tới con cái hay họ hàng. Trên trang Toutiao, đây được gọi là kiểu "sống chung liên thế hệ".

1f8c631a9c8c41d687cb6f42c0ce3fc7~noop

Bà Lý là 1 ví dụ điển hình cho lối sống "liên thế hệ". Ảnh: Toutiao

Một minh chứng cụ thể cho lối sống độc đáo này chính là bà Lý, sống tại Chiết Giang, năm nay 76 tuổi. Sau khi trượt ngã và xương khớp yếu đi, sức khỏe của cụ bà này yếu hơn hẳn so với trước kia. Vì con cái đều làm ăn ở nơi xa nên bà vẫn sống 1 mình mặc dù sức khỏe không hề ổn. Vốn có 1 căn nhà rộng rãi, 2 tầng và có tới 2 phòng ngủ mỗi tầng, bà Lý nảy ra ý định cho thuê với giá rẻ, đổi lại người thuê nhà sẽ chăm sóc, để mắt đến bà hàng ngày.

Người tới thuê nhà của bà Lý là 1 người phụ nữ năm nay gần 30 tuổi. Người này sinh sống và làm việc trên thành phố nên phải thuê 1 chỗ ổn định, tiện đi làm. Nhiệm vụ của người thuê nhà này là phải nấu cơm cho chủ nhà 2 bữa/ngày, dọn dẹp nhà cửa cơ bản. Điều quan trọng nhất là nếu bà Lý có những dấu hiệu sức khỏe suy giảm thì người phụ nữ này phải để mắt tới bà kỹ hơn. Sau 1 năm chung sống và đôi bên cùng có lợi, bà Lý coi người phụ nữ này như con cháu trong nhà, có sự tin tưởng nhất định dành cho cô.

ae52caae30814e56b7bf6895a76c9a24~noop

Bà Lý tin tưởng người sống cùng và đã duy trì cuộc sống "kiểu mới" này 1 năm. Ảnh: Toutiao

Cách dưỡng già này không khiến người già tốn kém quá nhiều tiền bạc. Thay vì cho thuê nhà với giá cao, bà Lý chỉ thu ở người phụ nữ gần 30 tuổi 1 chút tiền mà vẫn được chăm sóc kỹ lưỡng.

Không chỉ bà Lý, đây còn là câu chuyện của rất nhiều người. Họ có mong muốn tìm được 1 người chăm sóc, quan tâm tới mình và sống cùng nhà nhưng không cần tốn nhiều chi phí. Trong trường hợp người già đột nhiên ngã bệnh, con cái họ cũng không phải lo lắng quá nhiều vì đã có người sống chung.

Tuy nhiên, trên thực tế phương pháp dưỡng già "sống chung liên thế hệ" cũng có khá nhiều thách thức. Những người cao tuổi cần tìm được người sống chung đáng tin cậy, tính cách dễ gần, biết cảm thông và thấu hiểu cho người khác. Cách tốt nhất để người già có thể tìm được 1 người sống chung hoàn hảo là được người quen giới thiệu hoặc biết rõ thông tin về người sẽ sống cùng mình.

Người lớn tuổi cũng cần biết cách cư xử hợp lý đối với người sống chung. Mỗi cụ ông, cụ bà cần từ bỏ lối sống thích nhờ vả, ích kỷ, gây áp lực cho người khác. Có như vậy họ mới duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với người chăm sóc mình.

Theo Toutiao

Họa Mi

Bình luận

Nổi bật

Một tỉnh miền Trung phát hiện hơn 1.000 hiện vật khảo cổ quý báu có niên đại lên đến 4.000 năm

Một tỉnh miền Trung phát hiện hơn 1.000 hiện vật khảo cổ quý báu có niên đại lên đến 4.000 năm

sự kiện🞄Chủ nhật, 28/04/2024, 05:04

Phát hiện này góp phần bổ sung tiềm năng di sản, tư liệu nghiên cứu lịch sử, văn hóa cho địa phương.

Phát hiện khu di tích cách Hà Nội 90km là nơi khai thác hòn than đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam, từ những 'hòn đá đen bốc cháy' thành chốn tri ân 'tổ nghiệp'

Phát hiện khu di tích cách Hà Nội 90km là nơi khai thác hòn than đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam, từ những 'hòn đá đen bốc cháy' thành chốn tri ân 'tổ nghiệp'

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 22:36

Nơi đây như được gửi gắn niềm tin tâm linh giúp những người thợ mỏ vững tâm, chắc tay búa, rắn tay choòng, ánh mắt tinh nhạy quan sát xung quanh.

Kỳ lạ ngôi làng ‘sống chung với Thiên Lôi’:  Hứng chịu 10 tiếng sét đánh mỗi ngày, du khách nườm nượp đến chiêm ngưỡng

Kỳ lạ ngôi làng ‘sống chung với Thiên Lôi’: Hứng chịu 10 tiếng sét đánh mỗi ngày, du khách nườm nượp đến chiêm ngưỡng

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 22:32

Người dân thậm chí coi sét là “ngọn hải đăng tự nhiên” để đánh bắt cá vào ban đêm. Chính phủ cũng nỗ lực để sét được UNESCO công nhận là Di sản.