Thứ hai, 13/11/2023, 11:03 AM

Một doanh nghiệp bất động sản tạm dừng kinh doanh vì cạn kiệt tiền

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội đã có giấy xác nhận việc một doanh nghiệp bất động sản phải tạm ngừng kinh doanh một năm để tìm hướng đi mới.

Why-youre-broke-3109-1692421432

Vừa qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội đã có giấy xác nhận về việc CTCP Đầu tư PVR Hà Nội (PVR) tạm ngừng kinh doanh một năm.

Theo đó, CTCP Đầu tư PVR Hà Nội (PVR) - một doanh nghiệp bất động sản đã niêm yết trên sàn UPCOM sẽ tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 15/11/2023 đến ngày 14/11/2024.

Trước đó, vào ngày 31/10, hội đồng quản trị PVR đã ra quyết định về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh, trong đó nêu ra việc bị phong tỏa tài khoản tại các ngân hàng theo quyết định của tòa án và năm 2023 doanh nghiệp không có kinh phí để duy trì hoạt động. Dự kiến năm 2024, doanh nghiệp vẫn chưa có kinh phí hoạt động.

Việc tạm ngừng là thời gian để công ty xem xét tìm kiếm giải pháp, phương hướng để công ty có tài chính hoạt động trở lại.

Về tình hình kinh doanh, tại báo cáo tài chính quý 3/2023, mục doanh thu của công ty để trắng. Trong khi vẫn phải trả chi phí tài chính, quản lý doanh nghiệp, kết quả PVR lỗ 77 triệu đồng quý 3. Còn lỗ lũy kế tại thời điểm 30/9/2023 gần 79 tỷ đồng.

Tại báo cáo tài chính 2022 của PVR, đơn vị kiểm toán lưu ý về một số khoản đầu tư của PVR vào CTCP Xây lắp dầu khí (21,35 tỷ đồng) và CTCP Khách sạn dầu khí Lam Kinh (5 tỷ đồng). Ngoài ra, PVR còn chịu rủi ro khi dự án khu du lịch quốc tế Tản Viên bị thu hồi.

Những dự án "đắp chiếu" của PVR

Một trong những dự án nổi tiếng đang nằm "đắp chiếu" của PVR phải kể đến đó chính là dự án Khu du lịch quốc tế cao cấp Tản Viên.

Dự án này của PVR được phê duyệt quyết định đầu tư từ năm 2008, với quy mô 1.025ha và tổng mức đầu tư là 4.690 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau sự kiện Hà Tây sát nhập vào Hà Nội, dự án đã phải tạm ngừng triển khai đến tháng 5/2010. Bên cạnh đó, quy mô của dự án cũng bị cắt giảm từ 1.024,8 ha xuống chỉ còn 183.6 ha, tổng vấn đầu tư giảm từ 4.690 tỷ đồng xuống còn 3.500 tỷ đồng.

Vào năm 2014, PVR đã từng thông qua các đề xuất của Giám đốc công ty về tình hình triển khai dự án Khu du lịch quốc tế cao cấp Tản Viên. Đồng thời giao Giám đốc công ty chủ động làm việc với đơn vị tư vấn lập quy hoạch chi tiết dự án sau đó lập lại dự án đầu tư. Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, công ty sẽ tìm kiếm đối tác để thoái vốn hoặc ký thỏa thuận hợp tác đầu tư… đảm bảo lợi nhuận dự án. Tuy nhiên, PVR lại không tìm được đối tác để chuyển nhượng lại dự án.

Cuối cùng, đến tháng 7/2019, PVR nhận được văn bản của Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội về việc chấm dứt hoạt động dự án đầu tư xây dựng khu du lịch quốc tế cao cấp Tản Viên và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án. Công ty đã dừng mọi hoạt động liên quan đến dự án.

Vào năm 2017, HĐND TP Hà Nội đã ban hành về kết quả giám sát, về tiến độ, kết quả triển khai một số dự án đầu tư chậm triển khai theo kiến nghị của cử tri huyện Ba Vì, trong đó có "siêu" dự án du lịch Tản Viên.

Theo đánh giá, mặc dù có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhưng dự án này triển khai chậm, kéo dài 10 năm nay, gây khó khăn ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt của người dân và tạo ra những bức xúc, phản ánh của cử tri trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, dự án chậm triển khai đã tác động ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả khai thác tiềm năng, tài nguyên du lịch cũng như công tác thu hút đầu tư, phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ba Vì và Thành phố. Đồng thời, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của các hộ dân trong khu vực giải phóng mặt bằng.

Theo kết luận giám sát, dự án nằm trong khu vực có tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia, là 1 trong 6 cụm phát triển du lịch trọng điểm của Hà Nội, đây cũng là dự án được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Vì vậy, nếu nhà đầu tư cũ tiếp tục triển khai dự án theo mục tiêu cách đây 10 năm là không phù hợp với thực tế, đồng thời cũng thiếu tính cạnh tranh.

Bên cạnh đó, một dự án khác cũng đang trong tình trạng ngừng thi công của PVR cũng phải kể đến dự án chung cư Hanoi Time Tower.

Dự án có tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, được xây dựng trên diện tích hơn 7.000m2, gồm 41 tầng, trong đó gồm 39 tầng nổi và 2 tầng hầm, với tổng diện tích sàn xây dựng gần 110.000m2, địa điểm tại Lô CT10 - CT11 KĐT Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội.

Từ cuối năm 2010 đến năm 2012, PVR đã thực hiện các giao dịch liên quan đến Hanoi Time Tower với khách hàng thông qua 03 hợp đồng là: mua bán căn hộ, góp vốn và thỏa thuận đặt cọc.

Theo hợp đồng góp vốn, chậm nhất đến cuối năm 2013, phía chủ đầu tư PVCR sẽ bàn giao nhà cho khách hàng. Theo hợp đồng mua bán thì chậm nhất đến cuối năm 2014, khách hàng sẽ được nhận bàn giao nhà. Tổng số căn hộ chủ đầu tư đã thực hiện giao dịch là 531/639 căn với số tiền huy động là hơn 240 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, PVR đã không triển khai thi công thực hiện dự án theo đúng tiến độ dẫn đến việc dự án không hoàn thành để bàn giao nhà theo đúng thời hạn đã cam kết.

Nhưng sau đó Hanoi Time Tower tiếp tục ngừng triển khai, các cổ đông lớn (gồm cả Ocean Group) thoái hết vốn khỏi PVR. Dự án lại "đắp chiếu" thêm một lần nữa, khi công ty không thể thu xếp được nguồn vốn dể tiếp tục thi công.

Đến tháng 12/2015, PVR bất ngờ công bố tái khởi động dự án Hanoi Time Tower sau khi sau khi được tài trợ gói tín dụng 326 tỷ đồng và cam kết sẽ hoàn thành tòa A vào năm 2017 và hoàn thành tòa B vào năm 2018.

Đặc biệt, trong lần trở lại này thành phần chủ đầu tư có sự góp mặt của CTCP MHD Hà Nội. Nhưng một lần nữa, dự án lại tiếp tục khiến khách hàng phải thất vọng. Đến tháng 10/2016, dự án mới xây dựng đến sàn tầng 8 và đã tạm dừng thi công.

Trong biên bản họp ĐHĐCĐ năm 2022, PVR cho biết ác dự án của công ty vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn mặc dù HĐQT, Ban Giám đốc đã có nhiều cố gắng.

Tại dự án CT10-11 Văn Phú – Hà Đồng, dự án chưa thể triển khai lại do công ty chưa thể thu xếp được nguồn vốn, khách hàng không tiếp tục nộp tiền,… nên đến nay, dự án vẫn tạm dừng thi công.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, dự án này đã chậm tiến độ đến 10 năm nhưng mới xây đến tầng 9 và không còn hoạt động thi công nào. Thời điểm mở bán ra thị trường, các căn hộ tại đây có giá bán trung bình ở mức 22,5 triệu đồng/m2. Hiện số phận dự án này vẫn chưa rõ bao giờ hoàn thành, trong khi đó, người góp tiền thì mòn mỏi chờ chủ đầu tư thực hiện.

Tại thời điểm 30/9, PVR ghi nhận 692 tỷ đồng, chiếm đến 2/3 tổng tài sản của doanh nghiệp này. Đây là số tiền mà công ty đã đầu tư vào chính dự án Hanoi Time Tower.

Quốc Chiến

Bình luận

Nổi bật

Hầm xuyên núi dài nhất cao tốc Bắc – Nam và những câu chuyện in hằn dấu ấn nữ bác sĩ anh hùng Đặng Thùy Trâm

Hầm xuyên núi dài nhất cao tốc Bắc – Nam và những câu chuyện in hằn dấu ấn nữ bác sĩ anh hùng Đặng Thùy Trâm

sự kiện🞄Thứ ba, 30/04/2024, 21:21

Suốt quá trình thi công công trình là những câu chuyện tâm linh kỳ thú khiến nhiều người không khỏi tò mò

Sân bay lớn nhất thế giới gần 35 tỷ USD bắt đầu được xây dựng: Rộng 70km2, đón 280 triệu lượt khách/năm

Sân bay lớn nhất thế giới gần 35 tỷ USD bắt đầu được xây dựng: Rộng 70km2, đón 280 triệu lượt khách/năm

sự kiện🞄Thứ ba, 30/04/2024, 21:15

Chính quyền đang phân bổ 34,8 tỷ USD để xây dựng nhà ga hành khách mới phía Nam thành phố.

3 dự án tuyến đường nghìn tỷ tại Thủ đô Hà Nội đang chậm tiến độ

3 dự án tuyến đường nghìn tỷ tại Thủ đô Hà Nội đang chậm tiến độ

sự kiện🞄Thứ ba, 30/04/2024, 14:50

Theo ghi nhận của Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong số 4 dự án chỉ có 1 dự án tuyến đường đang đạt tiến độ.