Dữ liệu cũ
Thứ hai, 28/05/2018, 11:15 AM

Mitsubishi với tham vọng sánh vai cùng Boeing

(NTD) - Từng nổi tiếng với máy bay tiêm kích Zero trong cuộc không kích Trân Châu Cảng năm 1941, Mitsubishi giờ đây nổi lên như một nhà sản xuất máy bay thương mại tầm trung trên thế giới với loại máy bay MRJ. Mitsubishi không giấu tham vọng sánh vai cùng Boeing.

MRJ3
Máy bay của Mitsubishi trên đường băng (Ảnh: Bloomberg)

Kế hoạch khôi phục ngành hàng không dân dụng từ thập niên 1950

Sau khi bại trận trong Thế chiến 2, các chương trình công nghệ quốc phòng cao cấp và hàng không, kể cả máy bay dân sự của Nhật Bản bị Hoa Kỳ khống chế và kềm hãm.

Thập niên 1950, Nhật Bản khởi sự công cuộc tái thiết ngành công nghiệp hàng không bằng việc cung cấp dịch vụ sửa chữa máy bay quân sự cho Hoa Kỳ. Sau đó, họ lấn dần sang việc xin trở thành nhà thầu sản xuất linh kiện và lắp ráp cho hãng Boeing.

Nhật Bản triển khai dự án máy bay thương mại trở lại vào năm 1962 với máy bay cánh quạt YS-11. Tuy nhiên, khoảng mười năm sau, dự án đã đóng cửa.

MRJ2
Một máy bay MRJ đang trong xưởng sản xuất ở Nagoya. – Ảnh: Bloomberg

Năm 2008, Mitsubishi khởi động lại dự án máy bay thương mại với tên Mitsubishi Regional Jet (MRJ). Chuyến bay đầu tiên cất cánh ngày 11/11/2015 tại sân bay Nagoya đã thu hút sự chú ý của ngành hàng không thế giới.

MRJ với chiều dài 35m và hai động cơ đã đánh dấu thành tựu của ngành công nghiệp hàng không dân dụng Nhật Bản sau 40 năm vắng bóng. MRJ mở ra một chương mới cho hàng không Nhật Bản trong cuộc chạy đua với các hãng sản xuất máy bay dân dụng có tầm bay trung bình như Embraer của Brazil, Bombardier của Canada và Sukhoi Superjet 100 của Nga.

Máy bay MRJ với 80 ghế, thiết kế tối đa là 92 ghế, là dòng máy bay thế hệ mới tiết kiệm năng lượng, chi phí hoạt động thấp và nhiều tiện ích hơn cho hành khách.

Sau chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, MRJ đã có các đơn hàng từ hai hãng ANA và Japan Airlines của Nhật Bản, hãng Skywest và nhiều khách hàng tại Hoa Kỳ.

MRJ4
Mitsubishi đã trắng tay tại triển lãm hàng không Paris Air Show 2017 khi không có đơn đặt hàng nào. Shunichi Miyanaga – chủ tịch của Mitsubishi Heavy Industries (giữa) – tuy tươi cười nhưng tỏ rõ sự thất vọng sau khi tay không đi về. Tiếp sau đó là việc hủy đơn đặt hàng của các hãng khi Mitsubishi không đáp ứng thời hạn giao máy bay. (Ảnh: Nikkei)

MRJ gởi thông điệp mới tới gã khổng lồ Boeing

Nagoya, cách thủ đô Tokyo khoảng 340 cây số về phía tây, là nơi ba hãng Kawasaki, Subaru và Mitsubishi đặt nhà máy sản xuất và lắp ráp linh kiện cho Boeing. Không chỉ muốn làm nhà cung ứng cấp 1 chỉ làm từng phần, cả ba đều có giấc mơ là hoàn tất trọn vẹn nguyên chiếc máy bay cho Boeing.

Dù chưa lắp ráp trọn vẹn một chiếc Boeing, nhưng Mitsubishi là hãng Nhật Bản duy nhất đã hiện thực hóa giấc mơ của mình với máy bay MRJ.

“Mitsubishi đang trong giai đoạn tự thách thức chính mình, tự chuyển mình từ nhà cung ứng cấp 1 vốn chỉ sản xuất linh kiện thành một hãng sản xuất máy bay hoàn chỉnh với MRJ” – Yuichi Shinohara, Phó chủ tịch Mitsubishi Heavy Industries đồng thời là CEO của Mitsubishi Aircraft, trao đổi với The Seattle Times trước khi hãng chào bán hàng loạt MRJ vào đầu tháng 2/2018.

MRJ đã trễ hạn giao hàng với nhiều khách hàng hơn hai năm qua và có thể trễ hơn nữa vì kế hoạch phát triển ngốn tiền nhiều hơn tưởng tượng. Hãng Skywest của Hoa Kỳ đã hủy đơn hàng 40 chiếc. Đơn đặt hàng từ các nước khác cũng có nguy cơ tương tự.

Các máy bay MRJ đầu tiên đã bay thử an toàn hơn 1.700 giờ trên bầu trời Washington. Mitsubishi dự kiến sẽ giao đợt máy bay MRJ đầu tiên từ giữa năm 2020 và lên kế hoạch bán ra 1.000 chiếc trong vòng 20 năm tới. Nếu dưới số đó, Mitsubishi sẽ lỗ nặng. Tuy nhiên, Mitsubishi cam kết vẫn tiếp tục dự án tham vọng nhưng đầy tự hào của mình.

“Đây là dự án dài hạn. Chúng tôi không chỉ sản xuất máy bay mà đang tạo lập một ngành công nghiệp mới tại Nhật Bản”, Yugo Fukuhara – Phó chủ tịch kinh doanh và tiếp thị MRJ – phát biểu.

Còn Shinji Suzuki, giáo sư công nghệ hàng không thuộc Đại học Tokyo, nói rằng MRJ khó có thể tạo ra lợi nhuận trong thời gian đầu. Nhưng nếu tiếp tục, dự án sẽ phát triển và tạo nên nền tảng cho ngành công nghệ hàng không Nhật Bản.

“Đây là thông điệp chúng tôi gởi đến Boeing: Chúng tôi đang phát triển khả năng hoàn tất nguyên vẹn một chiếc máy bay. Nhật Bản cần tiến vào một giai đoạn mới, trong đó các đại công ty công nghiệp nặng có thể cùng phát triển máy bay với Boeing”, giáo sư Suzuki phát biểu.

Ricky Hồ

 

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.