Thứ năm, 22/02/2024, 14:06 PM

Mặc thị trường ảm đạm, bất động sản Việt vẫn được săn đón thứ 2, chỉ sau một ‘mãnh hổ’ trong khu vực

Theo khảo sát của CBRE, Việt Nam đứng thứ 2 quốc gia được nhà đầu tư địa ốc săn đón trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Những con số 'biết nói'

Khảo sát được thực hiện bởi CBRE vào cuối năm 2023 với mục đích tìm hiểu ý định và kế hoạch đầu tư của nhà đầu tư tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2024. Kết quả cho thấy, Việt Nam đứng thứ hai trong danh sách các thị trường mới nổi được ưu tiên đầu tư, chỉ sau Ấn Độ. Vị trí tiếp theo thuộc về Thái Lan.

Theo hãng Statista, thị trường bất động sản Việt Nam có giá trị 4,41 nghìn tỷ USD trong năm 2024. Trong khi cùng năm, thị trường bất động sản Thái Lan có giá trị 2,51 nghìn tỷ USD.

Theo đánh giá của các chuyên gia thuộc Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARs), nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã bắt đầu chuyển vốn vào các dự án bất động sản tại Việt Nam thông qua việc mua lại cổ phần. Nhóm nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu đến từ các quốc gia như Singapore, Đài Loan, Nhật Bản và Malaysia. Quy mô vốn cho mỗi giao dịch thường dao động từ 20 đến 50 triệu USD.

Đánh giá về quốc gia đứng thứ hạng thứ nhất, nhiều chuyên gia nhận định, sự vượt trội của thị trường bất động sản Ấn Độ là một điều đáng kinh ngạc. Sự kết hợp của các yếu tố nội lực và ngoại lực mạnh mẽ và độc đáo đang làm thay đổi thị trường này và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hơn bao giờ hết.

Sức hấp dẫn của Ấn Độ với tư cách là “văn phòng của thế giới” – được củng cố bởi nguồn nhân lực giá rẻ dồi dào và giá thuê văn phòng thấp hơn nhiều so với các thị trường hàng đầu khác. Đó là lý do thị trường này hút đầu tư ngoại nhiều đến vậy.

Còn Việt Nam thì sao? CBRE các chuyên gia đã đưa ra một số nguyên nhân cho việc Việt Nam là điểm hấp dẫn thứ 2 cho các nhà đầu tư địa ốc trong giai đoạn này.

‘Sức nóng’ của bất động sản công nghiệp và văn phòng

Theo CBRE, 2 lĩnh vực thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài khi đến Việt Nam là bất động sản công nghiệp và văn phòng. Sự phát triển thương mại tại Việt Nam đã thúc đẩy nhu cầu quản lý chuỗi cung ứng và hậu cần. Các nhà đầu tư đã nhận ra tiềm năng từ những động lực này nên đặc biệt quan tâm đến bất động sản công nghiệp.

Ngoài ra, chủ đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài cũng rất quan tâm đến dự án phát triển bất động sản nhà ở. Nhiều nhà đầu tư đã tích cực tìm kiếm tài sản có giá trị giảm hoặc tài sản gặp khó khăn về pháp lý và nguồn vốn. Xu hướng này cho thấy khả năng phục hồi và sức hấp dẫn của phân khúc nhà ở tại Việt Nam.

Screenshot

Dự đoán giá thuê bất động sản công nghiệp trong giai đoạn tiếp theo.

Trong cuộc trao đổi với Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes), ông Lê Trọng Hiếu, Giám đốc cấp cao của CBRE Việt Nam, phân tích rằng tỷ lệ tiếp thu trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Thị trường bất động sản công nghiệp đang thu hút sự quan tâm đáng kể từ các nhà sản xuất toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, năng lượng xanh và logistics, với nhu cầu đầu tư lớn.

Screenshot (1)

Các vị trí đắc địa/ Hạng A khu vực trung tâm tại Hà Nội & TP. HCM có giá thuê cao và tiếp tục tăng.

Đánh giá tình hình chung của thị trường bất động sản Việt Nam trong năm tới, ông Lê Trọng Hiếu chia sẻ: "Trong thời gian tới, thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam vẫn sẽ là một điểm sáng nhờ ưu thế mở cửa biên giới và tỷ giá ổn định. Đặc biệt, với việc các công ty đa quốc gia đang tìm kiếm các khu vực hoạt động đa dạng hóa hoặc di dời khỏi Trung Quốc, thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam là một lựa chọn ưu tiên cho các nhà đầu tư quốc tế.

Ngành công nghiệp và sản xuất sẽ tiếp tục thu hút dòng vốn ngoại, với sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài về đất công nghiệp và nguồn cung xây sẵn chất lượng cao."

Ông cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam cần tiếp tục lựa chọn và hướng đến việc thu hút đầu tư nước ngoài một cách cẩn thận hơn. Cho đến nay, chúng ta đã tập trung chủ yếu vào việc thu hút và phát triển ở các thành phố lớn như TP. HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Hưng Yên và Bắc Giang. Tuy nhiên, để tạo thêm cơ hội phát triển cho các tỉnh thành có tiềm năng, nên mở rộng phạm vi đến các khu vực tỉnh thành khác như Nam Định, Thái Bình, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh và thậm chí cả các khu vực miền Trung. Điều này sẽ tạo điều kiện cho nhu cầu phát triển toàn diện của quốc gia.

Ngọc Trà

Bình luận

Nổi bật

Tập đoàn Đèo Cả ‘chơi lớn’, dồn gần 20.000 tỷ nợ vay dài hạn vào 3 dự án BOT

Tập đoàn Đèo Cả ‘chơi lớn’, dồn gần 20.000 tỷ nợ vay dài hạn vào 3 dự án BOT

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 21:05

Hiện nay, các dự án đều đã đưa vào khai thác, tạo ra nguồn thu ổn định và tăng trưởng đều hàng năm.

Dù Hòa Phát đã 'đi trước 1 bước', cảng nước sâu tiềm năng của biển miền Trung vẫn được 'ông lớn' Ấn Độ 'để mắt'

Dù Hòa Phát đã 'đi trước 1 bước', cảng nước sâu tiềm năng của biển miền Trung vẫn được 'ông lớn' Ấn Độ 'để mắt'

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 21:03

Tập đoàn đa ngành đến từ Ấn Độ bày tỏ sự quan tâm tới nhiều dự án hạ tầng đầy tiềm năng của tỉnh nằm ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

Dự án siêu cấp 20 tỷ USD nạo vét hàng trăm triệu tấn cát lấp biển, tham vọng biến ngôi làng nhỏ trở thành 'tâm chấn mới' ngành du lịch

Dự án siêu cấp 20 tỷ USD nạo vét hàng trăm triệu tấn cát lấp biển, tham vọng biến ngôi làng nhỏ trở thành 'tâm chấn mới' ngành du lịch

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 21:03

Hứa hẹn, sau khi hoàn tất, tổ hợp đô thị này sẽ phát triển theo hướng thông minh, xanh và đáng sống, sử dụng công nghệ dịch vụ tiên tiến và các nguồn năng lượng tái tạo.