Dữ liệu cũ
Thứ sáu, 16/01/2015, 07:35 AM

Lúa gạo ở Nhật Bản đã vượt qua được bài kiểm tra phóng xạ

(NTD) - Sau thảm họa động đất và sóng thần năm 2011, vùng đất quanh khu vực ảnh hưởng phóng xạ ở Fukushima đã tiếp tục được trồng lúa và đã gặt hái được thành công.

nguoitieudung_nhat ban 1

Nông dân Nhật Bản đang canh tác trên đồng lúa. Ảnh: Internet

Hôm thứ hai vừa qua, một quan chức nông nghiệp địa phương tại tỉnh Fukushima, Nhật Bản cho biết lúa gạo được trồng tại khu vực bị ảnh hưởng bởi thảm họa hạt nhân năm 2011 đã vượt qua được bài kiểm tra phóng xạ theo tiêu chuẩn quốc gia. Trong các năm 2012 và 2013, một lượng lúa với khối lượng khoảng 360.000 tấn trong vùng cũng được kiểm trong nhưng không vượt qua được bài kiểm tra và phải tiêu hủy.

Tsuneaki Oonami, một người giám sát việc trồng lúa gạo ở Fukushima, nói rằng gần như toàn bộ hoa màu đều phải kiểm tra các bài thử nghiệm phóng xạ và không có loại nào có hàm lượng phóng xạ vượt quá 100 becquerels (đơn vị đo phóng xạ) trên một kilogam. Đây chính  là giới hạn phóng xạ được thiết lập bởi chính phủ Nhật Bản.

“Thực tế là lượng lúa không vượt qua được bài kiểm tra đã giảm đều đặn trong ba nằm gần đây.  Điều này chỉ ra rằng các bước thực hiện của chúng tôi là đúng”, ông Oonami nói thêm.

Trận động đất và sóng thần xảy ra vào tháng 3 năm 2011 tại Fukushima đã gây ra tình trạng khủng hoảng hạt nhân nghiêm trọng sau khi 3 trong số 6 nhà máy điện của công ty điện lực Tokyo có lò phản ứng hạt nhân bị ảnh hưởng.

Vì lý do đó, Nhật Bản đã phải tạm ngừng việc xuất khẩu một số sản phẩm truyền thống và cá trong khu vực bị tác động. Nhà máy điện hiện đang bị bỏ xó và lượng nước phóng xả rò rỉ vẫn còn là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý. Cũng trong năm 2011, Trung Quốc đã cấm tất cả các loại sữa, rau và hải sản nhập khẩu từ Fukushima và một số tỉnh khác. Vào năm 2013, Hàn Quốc cũng cấm nhập khẩu cá từ tám vùng của Nhật Bản, bao gồm Fukushima.

nguoitieudung_nhat ban 2

Thảm họa động đất và sóng thần năm 2011 tại Nhật Bản hủy hoại nhiều phương tiện và nhà máy. Ảnh: Internet

Sau thảm họa hạt nhân, việc trồng lúa đã được bắt đầu lại tại các khu vực xung quanh cơ sở hạt nhân, hay từng được biết với tên gọi vùng “không được đi vào”. Các vùng này liên tục được kiểm tra và xác định lại nhằm cho phép việc “đi vào” khi mức độ phóng xạ giảm xuống tương đối thấp. Một số nông dân và cư dân khác ở gần những cánh đồng lúa đã phải đi sơ tán.

Oonami cho biết thêm rằng những cánh đồng tại khu vực phóng xạ trước kia đã bị “nhiễm bẩn đáng kể”, nước thủy lợi được dẫn từ một nguồn khác và nông dân trong vùng đang phải sử dụng phân bón kali nhằm hạn hế lượng phóng xạ cesium có thể bị hấp thụ bởi các cây lúa. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng các sản phẩm nông nghiệp từ Fukushima cũng đang phải đối mặt với rất nhiều trận chiến khó khăn trên thị trường hiện nay.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin tại mục Cảnh báo.

Ô Quy Hồ

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.