Lợi nhuận sau thuế của Sao Ta tăng 17% trong quý 1

(CL&CS) - Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023 vừa công bố, CTCP Thực phẩm Sao Ta (mã: FMC) báo doanh thu thuần giảm 24% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.008 tỷ đồng.

FMC báo doanh thu thuần giảm 24% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.008 tỷ đồng.

FMC báo doanh thu thuần giảm 24% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.008 tỷ đồng.

Trong quý, doanh thu hoạt động tài chính của Sao Ta tăng nhẹ 12,5% so với cùng kỳ, lên gần 18 tỷ đồng. Chi phí tài chính tăng 43%, lên 8,6 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay (3 tỷ đồng). Các chi phí như tài chính, quản lý doanh nghiệp không biến động nhiều. Song, chi phí bán hàng giảm 66%, xuống 24 tỷ đồng nhờ chi phí vận chuyển được tiết giảm tới 60%.

Theo thuyết minh, chi phí vận chuyển, hoa hồng cùng các chi phí các đều giảm so với quý 1/2022, ngoài ra, cùng kỳ năm trước doanh nghiệp ghi nhận 3,4 tỷ đồng thuế chống bán phá giá, trong khi quý này không ghi nhận. Đây cũng chính là đóng góp lớn giúp doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận trong 3 tháng đầu năm. Đây chính là yếu tố giúp lợi nhuận sau thuế của Sao Ta tăng 17% so với quý 1/2022 lên 49 tỷ đồng.

Tại ngày 31/3, tổng tài sản của công ty đạt 2.815 tỷ đồng, giảm 6% so với đầu năm. Khoản tiền, tương đương tiền, tiền gửi có kỳ hạn đạt 460 tỷ đồng.

Năm nay, công ty đặt mục tiêu 5.900 tỷ đồng doanh thu, 400 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy, với 51 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, Sao Ta hoàn thành 13% kế hoạch lợi nhuận, 17% chỉ tiêu doanh thu.

Định hướng trong năm 2023, Thực phẩm Sao Ta sẽ cải thiện giá thành sản phẩm thông qua sự nỗ lực xem xét các chi phí, định mức; nỗ lực cơ giới hoá, tự động hoá một số khâu trong dây chuyền chế biến mà thực tế cho phép; sắp xếp tinh giản bộ máy và hợp lý hoá dây chuyển chế biến.

Nhận định về thị trường, Thực phẩm Sao Ta cho biết khó khăn trước mắt là lạm phát, suy thoái, sức tiêu thụ ở các thị trường lớn, sự cạnh tranh tôm mang tính chất quốc tế ngày càng gay gắt, dịch bệnh chưa được khắc phục…

Trong cuộc họp ĐHĐCĐ 2023 mới đây, ban lãnh đạo Sao Ta cho biết, từ cuối năm 2020, nhận thấy chi phí logistic tăng quá cao nên doanh nghiệp đã chuyển hướng về thị trường xuất khẩu gần mà Nhật Bản là thị trường trọng điểm. Quý 1/2023, thị phần Nhật hơn 40%. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến chi phí vận chuyển hàng hóa trong kỳ giảm mạnh.

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 11:56

(CL&CS) - CTCP Tập đoàn Lộc Trời (Lộc Trời) có quý 1/2024 tăng trưởng vượt bật về doanh thu với 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu tăng trưởng mạnh chủ yếu đến từ ngành lương thực với mức tăng trưởng 96%.

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 08:11

(CL&CS) - Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của CTCP Tập đoàn Masan ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh (thu nhập trước lãi vay và thuế - EBIT) tăng trưởng 70% so với cùng kỳ năm trước cho thấy sự phục hồi tích cực của thị trường tiêu dùng và đà tăng trưởng của những phát kiến chiến lược.

Hành trình khởi nghiệp của ông chủ NextTech qua lời kể của mẹ: Bán 2 miếng đất để mua máy tính cho con học lập trình, lập công ty từ 2 triệu đồng tiền viết phần mềm thuê

Hành trình khởi nghiệp của ông chủ NextTech qua lời kể của mẹ: Bán 2 miếng đất để mua máy tính cho con học lập trình, lập công ty từ 2 triệu đồng tiền viết phần mềm thuê

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 06:40

Ông đã từ kể lại quãng thời gian khởi nghiệp của mình với "ba không": không vốn, không trụ sở và cơ sở vật chất, không có nhân viên.